Mãn nhãn với phiên bản taxi hàng không của Đức

GD&TĐ - Những thiết bị kỳ dị phần lớn chúng ta chỉ có thể thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, như chiếc xe bay trong bộ phim “The Fifth Elemen – Nhân tố thứ 5". Một ý tưởng như vậy có vẻ không thực tế so với bạn, nhưng các nhà nghiên cứu, chế tạo của Audi, Italdesign và Airbus không nghĩ vậy.

Mãn nhãn với phiên bản taxi hàng không của Đức

Sự hiện diện chiếc xe này - taxi hàng không trước công chúng được trình bày tại Geneva Motor Show vào năm 2018 với cái tên Pop.Up Next. Tính năng đặc biệt của chiếc xe này là nó có thể chở hành khách bằng cả đường bộ và đường hàng không.

Để thực hiện được nhiệm vụ như vậy chiếc xe được thiết kế với ba mô-đun riêng biệt. Một trong số đó là khoang hành khách và hai bộ phận còn lại chịu trách nhiệm chạy trên đường bộ và thực hiện bay trên không.

Khoang hành khách khi gắn với bộ phận mặt đất sẽ trở thành một chiếc xe điện có công suất 60 kW, tương đương với 80 mã lực. Mỗi lần sạc pin có thể đi được khoảng 50 km.

Chi tiết của chiếc taxi hàng không.
 Chi tiết của chiếc taxi hàng không.

Nếu bạn đang mắc kẹt trong trong trường hợp ùn tắc giao thông, bạn luôn có thể gọi một mô-đun bay, thiết bị này sẽ gắn kết với khoang hành khách và đưa bạn đến đích bằng đường hàng không.

Việc điều khiển thiết bị được thực hiện bằng cách sử dụng màn hình cảm ứng, được trang bị công nghệ hiện đại có thể nhận dạng khuôn mặt, giọng nói của người lái xe, thậm chí theo dõi cả chuyển động của mắt.

Theo Topcor.ru ​

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.