Mâm cúng giao thừa chuẩn nhất đón lộc năm Nhâm Dần 2022

GD&TĐ - Giao thừa là thời khắc giao thoa giữa năm mới và năm cũ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tâm linh cũng như phong thủy. Do vậy cần được chuẩn bị thật chu đáo, nhất là về phần lễ vật cúng bái.

Mâm cúng giao thừa chuẩn nhất đón lộc năm Nhâm Dần 2022

Phong thủy Phùng Gia xin được gửi đến quý bạn những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa năm Nhâm Dần 2022. 

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời 

Theo chuyên gia phong thủy Phùng Phương, mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời cần có những vật phẩm như sau:

- Con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng

- 1 Đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)

- 1 Mâm ngũ quả

- Bánh kẹo

- Rượu

- Trà

- Quả cau, lá trầu

- 1 Đĩa muối, 1 đĩa gạo

- Nhang, đèn

Lưu ý: Nếu muốn, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng chay đêm giao thừa cùng với các đồ lễ kể trên nhưng không có gà luộc nhé.

Ngoài ra, mâm cỗ cúng bao gồm các vật phẩm quần áo, mũ, ủng quan Thần linh cùng với vàng, tiền.

Năm Nhâm Dần2022 thuộc hành Thổ nên bạn có thể chuẩn bị quần áo, mũ, ủng màu nâu, vàng, cam... Các gia đình cũng cần chuẩn bị lá sớ để hóa cùng với tiền vàng và đồ mã

Sau khi hoàn thành lễ cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ chuẩn bị lễ vật cúng giao thừa trong nhà để mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.

Sắm lễ cúng giao thừa trong nhà

Mâm cúng giao thừa chuẩn nhất đón lộc năm Nhâm Dần 2022 ảnh 1

1. Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc:

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa.

Thông thường, các món ăn đó là:

Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.

Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

2. Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung:

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như: Đĩa dưa món, Đĩa giò lụa Huế, Đĩa thịt đông, Đĩa gà bóp rau răm, Đĩa chả Huế, Đĩa thịt heo luộc, Dưa giá, Bát măng khô ninh, Bát miến, Đĩa cá chiên, Đĩa ram...

Ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

3. Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam:

Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội.

Cụ thể: Canh măng tươi, Canh khổ qua nhồi thịt, Thịt kho hột vịt, Gỏi tôm thịt, Chả giò, Dưa giá, Củ kiệu, Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm...

Các loại đồ cúng khác: 1 đĩa trầu cau, 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả, Đèn dầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 3 hoặc 5 ly trà, Bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa cúng, Vàng mã...

Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...

Vào đêm cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình nên hòa thuận, tránh cãi vã, to tiếng và thành tâm dâng lễ, khấn vái. 

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ