Malaysia vượt 6.000 ca mắc Covid-19/ngày, IMF đề xuất giúp chấm dứt đại dịch toàn cầu

GD&TĐ - Theo trang Worldometer, hôm qua (21/5), thế giới đã có 166.454.317 ca mắc Covid-19, gồm 610.380 ca mới. Số ca tử vong toàn cầu là 3.456.988 ca, gồm 12.271 ca mới.

Các bác sĩ Thái Lan điều trị bệnh nhân Covid-19.
Các bác sĩ Thái Lan điều trị bệnh nhân Covid-19.

Malaysia hôm qua báo cáo 6.493 ca mắc và 50 ca tử vong mới vì Covid-19. Như vậy, trong 3 ngày liên tiếp, nước này chứng kiến số ca mới vượt 6.000 ca/ngày.

Nhà chức trách nước này cho biết hiện số ca phải điều trị tích cực là 643 ca, trong đó 363 ca phải dùng máy thở. Tính đến ngày 20/5, số giường bệnh điều trị tích cực đã được dùng tới 83%.

Hệ thống y tế đang đối mặt với sức ép lớn và cần phải cắt đứt chuỗi lây nhiễm Covid-19. Tính đến hôm qua, Malaysia đã có gần 499 ngàn ca mắc, trong đó hơn 2,1 ngàn ca tử vong vì đại dịch.

Các nhà chức trách cho biết Bangladesh, Nepal và Sri Lanka sắp hết vắc xin Covid-19. Họ hy vọng Trung Quốc và Nga sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Nam Á trong việc đối phó với làn sóng dịch tàn khốc này. Số ca mắc và tử vong do Covid-19 đã đạt mức kỷ lục ở Ấn Độ và các nước láng giềng trong những tuần gần đây, tất cả đều trông chờ vào các chiến dịch vắc xin nhằm đối phó với làn sóng lây nhiễm tiếp theo.

Động thái cấm xuất khẩu vắc xin của Ấn Độ vào tháng trước do tình trạng thiếu hụt trong nước ngày càng tăng đã ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia khác. Chiến dịch tại 3 quốc gia Nam Á trên đã bị chậm lại khi họ phải tìm kiếm nguồn cung vắc xin mới.

Tại Mỹ, theo dữ liệu của ĐH Johns Hopkins, số ca mắc Covid-19 trung bình trong 7 ngày là khoảng 29.100 người. Đây là lần đầu tiên từ ngày 22/6, số ca mắc trung bình ở đây ở dưới mức 30.000 ca/ngày.

Trung bình, Mỹ có 552 ca tử vong vì Covid-19 mỗi ngày và đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Từ khi dịch bệnh diễn ra, hơn 558.000 người đã chết tại Mỹ liên quan đến Covid-19.

Trong khi đó, mỗi ngày Mỹ tiêm chủng được 1,8 triệu ca và đến nay, ít nhất 48% dân số đã được tiêm ít nhất 1 mũi. Chính phủ đặt mục tiêu 70% dân số được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin virus corona trước ngày 4/7.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm qua công bố đề xuất trị giá 50 tỷ USD nhằm chấm dứt đại dịch Covid-19 bằng cách tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số ở tất cả các quốc gia vào cuối năm 2021 và ít nhất 60% trong nửa năm đầu của 2022.

Theo IMF, việc này sẽ giúp bơm khoản tiền tương đương 9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025 do hoạt động kinh tế phục hồi nhanh hơn, trong đó các nước giàu có khả năng hưởng lợi nhiều nhất.

Giám đốc IFM Kristalina Georgieva cho rằng việc các nước giàu tăng cường đóng góp là điều có ý nghĩa để giúp đại dịch kết thúc sớm hơn.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.