Malaysia: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo thủ

GD&TĐ - Trong một trung tâm mua sắm hào nhoáng bên dưới Tháp Petronas mang tính biểu tượng của Kuala Lumpur, một đám múa lân truyền thống của Trung Quốc thu hút sự chú ý của đám đông người mua sắm. Ở những nơi khác ở thủ đô của Malaysia, dấu hiệu Tết Nguyên đán có mặt ở khắp nơi.

Nhiều người e ngại chính phủ mới của Malaysia khơi dậy căng thẳng chủng tộc giữa những người Mã Lai
Nhiều người e ngại chính phủ mới của Malaysia khơi dậy căng thẳng chủng tộc giữa những người Mã Lai

Sự pha trộn văn hóa

Những dấu hiệu này, cùng với những ngọn tháp, nhà thờ và đền thờ rải rác khắp thành phố, là những biểu tượng của kết cấu đa văn hóa của xã hội Malaysia, một kiểu pha trộn phức tạp của văn hóa Malay, Trung Quốc, Ấn Độ và các bản sắc khác.

Chính phủ mới - được thành lập bởi một liên minh các đảng buộc cựu Thủ tướng Najib Razak từ chức năm ngoái - cũng phản ánh rõ rệt sự pha trộn đó. Lần đầu tiên trong lịch sử hậu độc lập của đất nước, các đảng thống trị trong chính phủ là những người đa sắc tộc. Nội các mới cũng bao gồm nhiều người Malaysia gốc Trung Quốc và Ấn Độ ở những vị trí nổi bật. Nhưng liệu điều đó có giúp tân Thủ tướng Mahathir Mohamad đoàn kết đất nước với một bản sắc duy nhất của Malaysia hay không mới là điều đáng tranh luận.

Trong nhiều thập kỷ, Malaysia đã áp dụng chính sách hành động khẳng định thể chế hóa có lợi cho đa số dân tộc Malay. Khi đảng của ông Najib bị lật đổ, phe đối lập đã bị cáo buộc trong việc khơi dậy căng thẳng chủng tộc giữa những người Malay bảo thủ để giành lấy chỗ đứng. Nhiều người lo ngại rằng, căng thẳng chủng tộc và tôn giáo một lần nữa có thể kìm hãm sự phát triển của quốc gia này.

Quốc gia đa dạng

Tại Malaysia, hơn 60% tổng dân số 32 triệu người là người Bumiputera - một nhóm được gọi là “những người con của đất”, bao gồm người dân tộc Mã Lai, người bản địa Sarawak và Sabah ở Borneo. Với 21%, người Malaysia gốc Hoa tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ hai, tiếp theo là người Malaysia gốc Ấn Độ với 6%. Sự đa dạng đó phần lớn là do thời kỳ Malaysia là thuộc địa của Anh. Trong thời gian đó, các nhà cai trị thực dân đã nhập khẩu lao động Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều người trong số họ góp phần phát triển kinh tế.

Một số người cho rằng, thành công của những người nhập cư là nhờ vào chi phí của người bản địa, và liên minh Barisan Nasional (BN) đã lãnh đạo đất nước cho đến năm 2018, chuyển sang nâng đỡ nhóm người Bumiputera. Có thể công cụ tiếp cận nổi tiếng nhất và rộng nhất của mục tiêu này là Chính sách kinh tế mới. Được ban hành vào năm 1971, chính sách này đã mang lại các lợi ích như nhà ở rẻ hơn, các khoản vay kinh doanh và hạn ngạch khá rộng rãi cho các trường đại học công lập. Mục đích của chính sách này là để cộng đồng đó kiểm soát ít nhất 30% nền kinh tế quốc gia trong vòng 20 năm. Trong khi chính sách đã được sửa đổi, Bumiputera tiếp tục nhận được hầu hết các đặc quyền tương tự.

Ngày nay, hiến pháp Malaysia vẫn hứa hẹn sẽ “bảo vệ vị trí đặc biệt của người Malay và người bản địa ở bất kỳ bang nào của Sabah và Sarawak”. Tài liệu này coi tất cả người Malay là người Hồi giáo và chính phủ đã thúc đẩy các chính sách có lợi cho người Hồi giáo hơn là đối với các tín ngưỡng khác của Malaysia như Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo thủ

Trong nhiều năm, Tổ chức Quốc gia Malay (UNMO) do ông Najib lãnh đạo đã thống trị liên minh cầm quyền và thực hiện các chính sách ủng hộ người Malay. “UMNO dưới thời Najib đã điều hành một chiến dịch ưu tiên rất rõ ràng cho người Malay”, Ross Tapsell, giám đốc Viện Malaysia tại Đại học Quốc gia Autralia, cho biết. “Dưới chính quyền Najib-UMNO, chính trị phân biệt chủng tộc gia tăng”. Kể từ khi mất quyền lực vào năm ngoái, UMNO đã bị cáo buộc là nguyên nhân khiến các vấn đề chủng tộc và tôn giáo gia tăng, cũng như việc đã liên minh với Đảng Hồi giáo Malaysia bảo thủ (PAS), một đối thủ cũ. Tại một cuộc bầu cử cuối tháng trước ở Cao nguyên Cameron, một ứng cử viên UMNO-BN đã giành chiến thắng một phần nhờ vào liên minh mới này.

Trong một tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu, Phó Chủ tịch UMNO Mohamed Khaled Nordin nói rằng chiến thắng “sẽ tạo ra một làn sóng Hồi giáo Malay lớn và quan trọng, có thể khiến liên minh cầm quyền phải im hơi lặng tiếng”. Theo truyền thông địa phương, ông cũng tuyên bố rằng “tiếng nói của người Mã Lai” trong chính phủ của Mahathir là “rất nhỏ”.

Trong khi các bên thua cuộc đổ lỗi cho UMNO và PAS đã gây ra căng thẳng chủng tộc, Tapsell, thành viên Viện Malaysia tại Đại học Quốc gia Úc, lại bày tỏ sự nghi ngờ. Ông nói rằng đối thủ đã điều hành “một chiến dịch kém chất lượng”, trong khi “UMNO điều hành một chiến dịch tốt hơn và có một ứng cử viên tốt hơn”.

Najib được coi là một trong những người điều khiển liên minh mới với PAS. Cựu Thủ tướng cũng đã thường xuyên chỉ trích chính phủ mới trên Facebook, bác bỏ cáo buộc tham nhũng, cũng như ủng hộ lập luận của những người ủng hộ rằng, vụ kiện đối với ông là có động cơ chính trị “không trong sáng”.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 54,4% số người được hỏi ở Malay không tin rằng chính phủ mới nghiêm túc trong việc duy trì “chương trình nghị sự của người Malay”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ