Mặc cả của hồi môn, chú rể và gia đình bị nhà gái báo công an

Nhà gái chạy vạy để lo đủ của hồi môn, nhưng đến ngày cưới, chú rể "không cánh mà bay".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Lại câu chuyện của hồi môn ngặt nghèo!

Ông Ramlochan Singh sống tại vùng Khutahan, bang Uttar Pradesh muốn gả con gái tên Nidhi Singh cho một người chồng thật xứng đáng. Và ông đã yên tâm giao cô con gái duy nhất của mình cho Rohit Singh.

Mọi chuyện diễn ra êm đẹp cho đến khi bàn đến của hồi môn.

Một ngày trước đám cưới, nhà trai tuyên bố hủy cưới nếu ông Ramlochan Singh không lo đủ 800.000 rupee (khoảng 260 triệu đồng). Ông bố vợ tương lai "mặc cả" xuống còn 300.000 rupee, nhưng nhà con rể không chịu xuống nước.

Nhà gái đã phải khổ sở chạy vạy để lo tiền hồi môn cho đám cưới.

Thế nhưng, chú rể, bạn bè và người thân của anh ta đã không có mặt ở Khutanhan, Uttar Pradesh đón dâu như cam kết.

Với gia đình cô dâu Nidhi, đó là một ngày tệ nhất, cô nói: "Hôm nay, cả gia đình tôi đã phải chịu đựng sự sỉ nhục. Chúng tôi đang cảm thấy rất tồi tệ".

Gia đình cô gái đã báo cảnh sát sau khi sự việc xảy ra.

Theo truyền thống, của hồi môn thường là những đồ dùng, quần áo hay tiền bạc mà người phụ nữ mang từ nhà cha mẹ đẻ đến nhà chồng, thậm chí có cả giường, tủ, rương… Với con nhà giàu, cô dâu còn mang theo rất nhiều tiền bạc dư dả. 

Dẫu biết rằng của hồi môn là điều cần thiết nhưng nó sẽ trở thành phản cảm và thước đo nhân cách của con người.

Mỗi giờ có một phụ nữ tại Ấn Độ tử vong vì gia đình không đáp ứng được yêu cầu về của hồi môn của nhà chồng.

Xã hội Ấn Độ vẫn đặt nặng vấn đề của hồi môn. Của hồi môn (Dahej) là tài sản, hàng hóa có giá trị mà mỗi cô dâu cần mang theo khi về nhà chồng.

Người Ấn Độ quy định phụ nữ không có quyền thừa kế, nên của hồi môn chính là khoản tài sản mà cha mẹ dành cho con gái khi đến sống ở nhà chồng.

Cộng đồng mạng - Mặc cả của hồi môn, chú rể và gia đình bị nhà gái báo công an (Hình 2).Hủ tục của hồi môn khiến nhiều cô gái Ấn Độ rơi vào những tình cảnh éo le.

Nó cũng thể hiện tình yêu của các bậc cha mẹ đối với con cái, nhưng dần dần điều ấy đã bị lòng tham của gia đình nhà trai lợi dụng và trở thành gánh nặng đè lên vai những cô gái xuất thân trong gia cảnh thiếu thốn.

Một cô gái về nhà chồng mà không mang đủ của nả theo yêu cầu sẽ phải sống trong sự khinh bỉ và bạo hành của gia đình chồng.

Thậm chí ở Ấn Độ đã từng có gia đình sau khi biết mang thai em bé gái đã nhẫn tâm phá thai vì quá sợ "văn hoá hồi môn" ở nước này.

Và khi không thể chịu đựng nổi, các cô dâu buộc phải tìm đến cái chết để giải thoát bản thân khỏi tình cảnh "sống không bằng chết". Ghê rợn hơn, nhiều cô gái khác thậm chí còn bị nhà chồng đổ dầu hỏa thiêu sống hoặc ép tự tử.

Đã có không ít tình huống bất ngờ xảy ra mà hầu hết người chịu khổ là các cô gái. Một người phụ nữ đã từng bị chồng đánh đập tàn bạo rồi quay phim lại, gửi cho gia đình nhà gái để đòi của hồi môn.

Mặc dù Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm trao của hồi môn từ năm 1961 nhưng tục lệ này vẫn được áp dụng rộng rãi.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.