Mắc bệnh kỳ lạ, bệnh nhân nổi mạch máu tím thẫm toàn thân

Thời tiết trở lạnh có thể khiến bệnh cảm cúm gia tăng nhưng mắc phải tình trạng như người phụ nữ lớn tuổi này thì quả là hiếm gặp.  

Căn bệnh lạ khiến cơ thể cụ bà nổi mạch máu đáng sợ.
Căn bệnh lạ khiến cơ thể cụ bà nổi mạch máu đáng sợ.

Một bệnh nhân 70 tuổi đến từ New York đã đến gặp bác sĩ sau khi bị nổi mẩn tím bất thường ngang dọc khắp cơ thể. Tình trạng này được Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ mô tả “giống như sự biến đổi da sang màu tím”.

Cùng với việc bị chóng mặt, cụ bà cho biết từ 2 tuần trước, mình đã có những triệu chứng tựa như cảm cúm. 

Ban đầu, các bác sĩ cho rằng bà mắc phải bệnh phát ban do vấn đề về da gọi là Livingo reticularis - chứng bệnh khiến các mạch máu co cứng hoặc tuần hoàn bất thường ngay dưới da.

Tuy nhiên, theo báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học New England, các bác sĩ đến từ trung tâm y tế Bassett, New York đã quyết định kiểm tra thêm và lấy mẫu máu để xét nghiệm. 

Xét nghiệm cho thấy các tế bào hồng cầu của bệnh nhân, thứ vốn dĩ phải chứa oxy và có màu đỏ máu thì tự nhiên bị dính lại với nhau. Các chuyên gia càng sững sờ hơn cả khi phát hiện máu của cụ bà 70 tuổi cô đặc lại thành từng khối đỏ thẫm thay vì mang màu đỏ thông thường. 

Bác sĩ xác nhận rằng, bệnh nhân lớn tuổi đã mắc phải một tình trạng hiếm gặp gọi là agglutinin lạnh. Tình trạng này được kích hoạt khi các kháng thể liên kết với các tế bào hồng cầu thay vì tìm kiếm và tiêu diệt virus, vi khuẩn. Những tế bào hồng cầu bị bắt giữ, chồng thành từng khối, ngưng kết, cuối cùng sẽ bị giết chết và khiến con người thiếu oxy máu cần thiết.

Các chuyên gia tiết lộ thời tiết lạnh lẽo ở New York thời gian vừa qua - khoảng âm 9 độ C đã tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh lạ trở nên trầm trọng hơn.

Người phụ nữ đã được điều trị bằng truyền máu và sử dụng một loại thuốc trị ung thư gọi là rituximab.

Sau một tuần điều trị, tỷ lệ hồng cầu trong máu của cụ bà đã tăng lên gấp đôi. Đây là một dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu máu đã biến mất và chứng chóng mặt của bà cũng giảm dần. Dù vậy, những mạch máu tím bầm vẫn còn trên cơ thể khi cụ bà xuất viện.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ham muốn tình dục thấp, việc bổ sung hành tây vào chế độ ăn uống có thể hữu ích. (Ảnh: ITN)

Hành tây giúp chuyện ấy 'khỏe' hơn?

GD&TĐ - Hành tây giúp cải thiện lưu thông máu, tăng tiết testosterone, tăng sức bền và sức chịu đựng. Vì thế, hành tây rất tốt cho tình dục.

Trường Tiểu học Whittier đã sắp xếp lại các lớp để cải thiện số lượng học sinh khuyết tật được hòa nhập cùng bạn đồng lứa. Ảnh: The Hechinger

Xóa bỏ 'rào cản'

GD&TĐ - Tại New Jersey (Mỹ), học sinh khuyết tật thường phải tham gia các lớp học riêng.

Sinh khối tươi (trái) và sinh khối khô (phải) rễ tơ dừa cạn thu nhận trong nghiên cứu.

Hoạt chất chống ung thư từ rễ cây dừa cạn

GD&TĐ - Thành phần dược tính quan trọng nhất trong dừa cạn là nhóm vinca alkaloid - các hợp chất có khả năng ức chế sự phân chia tế bào ung thư đã được các nhà khoa học tìm ra.

Sinh viên Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh làm thí nghiệm khoa học tại phòng nghiên cứu. Ảnh: Hà An

Thúc đẩy chỉ số đổi mới sáng tạo

GD&TĐ - Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bên liên quan thực hiện từ năm 2023.

Những lời chúc đầy ý nghĩa. Ảnh: Dung Nguyễn.

Sắc xanh dịu mát nơi cổng trường thi

GD&TĐ - Mỗi chai nước, lời chỉ dẫn hay chuyến xe đưa đón… là những hình ảnh đẹp, giản dị nhưng ấm lòng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 tại Kon Tum.