Ung thư dạ dày dễ mắc bệnh?
Ở Việt Nam, ung thư dạ dày được xem là một trong 3 loại bệnh ung thư phổ biến nhất cùng với ung thư gan và ung thư phổi.
Nếu bạn được xem thống kê với số liệu đầy đủ thì tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh về tiêu hóa và ung thư dạ dày sẽ là con số khiến bạn lo sợ .
Trung Quốc, một đất nước có nhiều thói quen sinh hoạt tương đồng với chúng ta, thống kê cho thấy với dân số khoảng hơn 1,3 tỉ người thì có đến xấp xỉ 120 triệu người mắc bệnh dạ dày, 10% dân số mắc các bệnh về tiêu hóa.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính, viêm dạ dày bình thường chiếm 30%. Mỗi năm Trung Quốc có hơn 400 ngàn người được phát hiện mắc bệnh ung thư dạ dày, chiếm 42% số người mắc mới trên toàn thế giới.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày?
– Ăn uống thất thường, lúc ăn lúc nhịn
– Ăn nhiều thịt động vật, đường sữa và các thực phẩm mang tính axit
– Ăn món hun khói,nướng và thực phẩm ngâm tẩm muối quá nhiều
– Ăn quá nóng và cay
– Ăn không sạch, mất vệ sinh
– Uống nhiều đồ uống có cồn, nguồn nước có độ pH không ổn định
– Thường xuyên căng thẳng, lo âu, tức giận, phiền não..
Trước tình hình đó, bác sĩ Trương Khắc Kiệm, phó trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện hữu nghị Trung Nhật thuộc Bộ Y tế Trung Quốc đặt dấu hỏi, liệu với tốc độ phát bệnh nhanh như vậy, ung thư dạ dày không còn xa lạ với bất kì ai?
Liệu chúng ta có thể khẳng định rằng ung thư dạ dày sẽ không tìm đến mình hay không?
Vì sao bệnh dạ dày ngày càng trở nên phổ biến là câu hỏi không khó để trả lời. Có quá nhiều người chủ quan với căn bệnh này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và quá tải.
Phần lớn lý do gây ra tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao liên quan đến thói quen sống và chế độ ăn uống.
Những điều nên tránh để phòng bệnh ung thư
1. Ăn uống thất thường
Kéo dài bữa ăn quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 1,3 lần so với bình thường. Nếu không duy trì thói quen ăn 3 bữa đúng giờ, và ăn đủ bữa không bỏ bữa, dạ dày sẽ bị thay đổi lịch làm việc liên tục, gây cản trở trong việc điều chỉnh hệ tiêu hóa.
Khi ăn quá no hay để bụng rỗng quá lâu đều khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, bị kích thích hoặc bào mòn niêm mạc gây ra đau.
Lái xe, làm việc, học.. ngay sau khi ăn no cũng là điều nên tránh! Đặc biệt hạn chế ăn đêm, thức khuya và nhậu nhẹt!
2. Ăn món hun khói, thực phẩm ngâm tẩm muối và quá nhiều thịt sữa
Những món ăn này chứa một lượng lớn nitrit, dễ dàng để tạo ra nitrosamides, trực tiếp gây ra các khối u trong dạ dày, đó là lý do cho các vùng ven biển có tỷ lệ bệnh ung thư dạ dày cao.
Các nhà nghiên cứu Thụy Điển nghiên cứu phát hiện ra rằng hàng ngày tiêu thụ thêm 30 gram các sản phẩm thịt chế biến sẵn làm tăng tỷ lệ ung thư dạ dày từ 15% -38%.
(đọc cuốn này để hiểu hơn về những nguy hại khi ăn quá nhiều thịt)
3. Ăn quá nóng
Niêm mạc đường tiêu hóa của con người rất tinh tế và chỉ có thể chịu đựng thực phẩm nóng ở mức 50-60 ℃, cao hơn nhiệt độ này, niêm mạc sẽ bị đốt cháy.
Nếu bạn hay ăn thức ăn nóng, khi tổn thương niêm mạc bị bỏng sẽ không được chữa lành, thói quen ăn nóng liên tục làm bỏng dạ dày, làm thay đổi bề mặt dạ dày gây ra màng nhầy, tiếp tục phát triển thành ung thư.
4. Ăn không sạch, mất vệ sinh
Nếu không đánh răn cẩn thận, rửa tay trước khi ăn, ăn thức ăn thô nhiễm bẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn H. pylori.
Theo nghiên cứu cho thấy có tới 40% dân số nhiễm Helicobacter pylori ở mức độ khác nhau, từ đó làm tăng từ 2,7-12 lần nguy cơ ung thư dạ dày. Nếu không nhiễm vi khuẩn này, sẽ có rất nhiều người không bị ung thư dạ dày.
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng vi khuẩn HP là chất gây ung thư loại nhóm đầu.
Ngoài ra, cuộc sống có quá nhiều áp lực, hút thuốc, uống rượu, ma túy cũng làm kích thích dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày, nâng cao hơn nữa tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.
5. Uống nhiều đồ uống có cồn, nguồn nước có độ pH không ổn định
Nếu thường xuyên uống đồ uống có cồn, đồ uống có gas, đồ uống mang tính axit ( pH – 2-6) như bia rượu, nước có gas sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày nhiều hơn so với người bình thường 30%.
Sử dụng nguồn nước không rõ nguồn gốc, nước giếng khoan hoặc nguồn nước máy quá bẩn ( đặc thù khu vực nước giếng khoan có độ pH ( 5-6 ) là mức độ axit cũng là 1 nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày.
Cần uống nước có đô pH ở mức trung tính 7.5 hoặc nếu tốt nhất nên uống nước có độ pH (8 – 9.5 ) sẽ giúp cơ thể kiềm hóa , và phòng ngừa bệnh tật , viêm loét dạ dày, đại tràng. Nước có độ pH( 8-9.5 ) được gọi là nước ion kiềm và có thể lấy được từ máy lọc nước ion kiềm .
6. Tránh căng thẳng, lo âu, tức giận
Rất nhiều các trường hợp bị viêm đau dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày bắt nguồn từ việc bạn thường xuyên căng thẳng stress, lo âu, trầm cảm, tức giận, buồn phiền.. Những tình trạng tâm này khiến cơ thể dễ dư thừa axit, môi trường cho phân tử gốc tự do, viêm và ung thư phát triển.
Hơn thế, tâm trạng này khiến toàn bộ hệ thống trong cơ thể nói chung và từng tế bào nói riêng hoạt động kém hiệu quả. Từ việc tiêu hoá thực phẩm, chuyển hoá dinh dưỡng, hấp thu dinh dưỡng, hô hấp, đào thải độc tố, .. đến việc phòng thủ với các tác nhân nổi loạn (phân tử gốc tự do – Free Radical) rất yếu ớt, kém hiệu quả. Mà mỗi khi căng thẳng, thì các tạng tim, gan, thận, tiêu hoá, mật.. bị tác động rất mạnh.
Có người lo lắng tới mức viêm đau dạ dày, xuất huyết đường ruột, đi ngoài ra máu, lo lắng đến ko ăn ko ngủ, phẫn nộ hận thù tới mức vỡ tim mà chết.. đó chẳng phải bệnh do tâm hay sao?
Vì vậy, nếu bạn muốn phòng ngừa và điều trị hiệu quả ung thư dạ dày, đại tràng hay bất kỳ loại ung thư nào cũng cần giữ tâm thanh tịnh, an lạc và suy nghĩ tích cực, hạn chế tối đa sự căng thẳng, nóng giận, phiền não.. kể cả việc làm việc quá tải, thức đêm ngủ muộn..
Cảnh báo các triệu chứng sớm của ung thư dạ dày
Không có triệu chứng điển hình và rõ ràng của bệnh ung thư dạ dày sớm, có thể chỉ có cảm giác khó chịu nhẹ, vì vậy để có được điều trị tốt nhất, phần lớn phụ thuộc vào việc bạn tự xem xét các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên một cách nghiêm túc.
1. Đau vùng bụng trên (phổ biến ở 80% số bệnh nhân).
2. Dạ dày đầy hơi, đau bụng, chán ăn, khó tiêu (trên 33% bệnh nhân).
3. Mặc dù không có triệu chứng tiêu hóa rõ ràng, nhưng có giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, yếu ớt thiếu sức sống (trên 33% bệnh nhân).
4. Buồn nôn, ợ nóng nôn, ợ hơi nhiều, phân có màu đen và các triệu chứng khác.
Để phòng bệnh và phát hiện sớm, cách tốt nhất là bạn đi khám định kỳ, xét nghiệm khuẩn HP, nội soi…
Trong những trường hợp bình thường, dạ dày bình thường sẽ không phát triển thành bệnh ung thư.
Nhưng nếu bị viêm dạ dày trên bề mặt, loét dạ dày nặng, kéo dài, viêm dạ dày mãn tính, thiếu máu ác tính, polyp dạ dày, loét dạ dày có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày, trong tình huống này, bạn phải đi khám thường xuyên.