Quá nhiều chất xơ sẽ làm cho tốc độ thực phẩm chạy qua đường ruột tăng lên, làm cho tỉ lệ hấp thụ canxi thấp đi. Có nghiên cứu chứng minh, khi chuyển đổi thực phẩm của 2 người trưởng thành từ mỗi tấn bột mỳ tinh có lượng chất xơ thấp thành bánh mỳ thô có hàm lượng chất xơ cao, canxi (magie, kẽm và Photpho) cũng theo đó sẽ mất canxi đi.
Thích ăn mặn
Một phần cũng là vì lý do dân gian: “Ăn mặn đẻ con trai”. Người Việt thường không ý thức được tác hại của muối, luôn muốn trong bữa ăn phải có món mặn, món nhạt.
Muối không chỉ tồn tại trong các loại gia vị ta nêm nấu hàng ngày, mà còn có sẵn trong các loại thực phẩm như một chất bảo quản. Thực phẩm có hàm lượng muối cao nhất thường là các sản phẩm đông lạnh như xúc xích, phô mai, mì ống.
Ăn quá nhiều muối, ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, xuất huyết não và loãng xương. Tốt nhất nên ăn vừa phải và nên ăn những loại thực phẩm thiên nhiên chưa qua chế biến có hàm lượng muối thấp.
Chỉ ăn thịt và trứng khiến chất sắt “biến mất”
Trẻ em thời nay chủ yếu thích ăn thịt không thích ăn hoa quả và rau xanh, kết quả là: thể trọng của trẻ em tăng nhanh và xuất hiện chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Bởi vì sắt ở trong thịt nạc, nội tạng động vật và lòng đỏ trứng là một loại chất sắt không dễ được cơ thể hấp thụ, gây ra lãng phí dinh dưỡng và xuất hiện chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Chỉ dưới tác động và tồn tại của vitamin C và các chất acid hữu cơ thì mới có thể chuyển hóa chất sắt đó, sau đó mới được cơ thể lợi dụng và hấp thụ. Vitamin C và acid hữu cơ lại hàm chứa nhiều nhất trong hoa quả và rau xanh (ví dụ: quả kiwi, chanh, táo, cam, quýt, dâu rây…)
Hút thuốc, uống rượu: Các chất dinh dưỡng “chạy trốn”
Hút thuốc, uống rượu trong thời gian dài sẽ phá hỏng vitamin cần thiết duy trì sức khỏe cho cơ thể. Vitamin C là chất dinh dưỡng có thể phòng chống ung thư và bệnh tim mạch. Mỗi ngày hút nửa bao thuốc sẽ phá hỏng 25-100mg vitamin C trong cơ thể.
Mỗi ngày uống hơn 1 cốc rượu mạnh thì sẽ làm tiêu hao vitamin B1, B6 và B11. Người nghiện rượu thường thiếu vitamin B1 là cũng một điều rất phổ biến.
Uống sữa khi đói bụng
Có người thích uống một cốc sữa vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy, nhưng lại không biết cách làm này rất không tốt.
Thức ăn trong bụng sau khi trải qua một đêm tiêu hóa, trong dạ dày đường ruột hầu như trống rỗng, nếu uống sữa vào sáng sớm khi bụng đói sẽ làm cho sữa dễ bị hấp thụ và sẽ thuận theo dạ dày đường ruột trống để đi ra ngoài, làm cho dinh dưỡng bị lãng phí và mất đi.
Vì vậy, khi uống sữa tốt nhất nên ăn thực phẩm chất đường như bánh mỳ, bánh bao, bánh quy trước, không nên uống sữa khi đói bụng.
Cà rốt sống không dễ hấp thụ
Rất nhiều người cho rằng ăn cà rốt sống vừa có thể “luyện tập cho răng vừa có thể bổ sung vitamin”, đây là sự nhầm lẫn điển hình về dinh dưỡng trong cuộc sống của chúng ta.
Ăn cà rốt sống rất không khoa học. Cà rốt ăn sống, cà rốt xào với một ít dầu mỡ và cà rốt nấu với lượng dầu mỡ vừa đủ thì có tỉ lệ hấp thụ tiêu hóa carotene lần lượt là 10%, 30% và 90%.
Điều này chứng tỏ tỉ lệ hấp thụ tiêu hóa chất carotene trong cơ thể tương xứng với tỉ lệ phối hợp với dầu mỡ. Cà rốt nấu lên sẽ có giá trị dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với cà rốt sống.
Ăn cơm chan canh
Đa phần là thói quen chung của người Việt. Nếu bạn để ý cách ăn của người nước ngoài, họ sẽ ít khi ăn cơm chan canh. Họ ăn súp hoặc có bát canh ăn riêng.
Ăn cơm chan canh là cách ăn không có lợi cho sức khỏe. Vì khi đó, bạn gần như nuốt chửng cơm và thức ăn hoặc chỉ nhai qua loa rồi nuốt. Thức ăn chưa được nhai kỹ sẽ đi vào dạ dày và làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Nước canh còn có thể làm loãng hoặc dịch tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến các chức năng tiêu hóa của ruột, dễ gây nên chứng đau dạ dày.