Nhận xét chung về đề thi, cô Huỳnh Thị Kim Tiến cho rằng, các kiến thức trong đề chủ yếu nằm trong chương trình sách giáo khoa 12 cơ bản (đã giảm tải). Kiến thức phân bố đồng đều và bao quát được toàn bộ chương trình. Trong đề minh họa lần nay có 22 câu vô cơ, 18 câu hữu cơ, 15 bài tập tính toán và 25 câu hỏi lý thuyết.
Đề sắp xếp từ mức độ thấp (dùng xét điểm tốt nghiệp) đến mức độ cao (dùng xét điểm thi đại học). Mức độ phong phú, có hình vẽ điều chế khí và bài tập đồ thị cũng là điểm cộng cho đề thi minh họa lần này.
Ở cấp độ (biết - hiểu) - 6 điểm, kiến thức phù hợp với học sinh trung bình - khá. Tuy nhiên, cô Huỳnh Thị Kim Tiến cho rằng có một số câu hơi khó như các câu 58, 61 và 64. Học sinh lấy được điểm 6 cần nắm vững những nội dung kiến thức sau:
Dãy điện hoá (làm được câu 49, 52, 53, 56); hoá tính (làm được câu 43, 44, 40, 55, 57, 59); điều chế (làm được câu 47, 58); khái niệm; nhận biết (làm được câu 46, 48); bài tập tính toán cơ bản.
Ở cấp độ (vận dụng - vận dụng cao), cô Huỳnh Thị Kim Tiến lưu ý, để làm được phần vận dụng và vận dụng cao, học sinh cần nắm thật vững những nội dung kiến thức: Lý tính; hoá tính; ứng dụng; điều chế; khái niệm.
Với các bài tập vận dụng cao, để làm tốt, học sinh cần nắm vững, vận dụng thành thạo các định luật, các mô tả diễn đạt ...
Ngoài những nhận định trên, cô Huỳnh Thị Kim Tiến có một số ý kiến trao đổi thêm, đó là: Câu 1 về hợp chất kim loại kiềm (nâng cao có học phần cơ bản giảm tải); ở phần biết hiểu, đề thi không cho chương 2: cacbohydrat. Câu 67: K2CrO2 nên bổ sung thêm cách ghi K[Al(OH)4] vì chương trình nâng cao không học KCrO2.