Lương bình quân: Thành thị cao hơn nông thôn 62%

Lương bình quân: Thành thị cao hơn nông thôn 62%

(GD&TĐ) - Báo cáo 6 tháng đầu năm 2011 của Cục Việc làm, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội cho thấy, tiền lương, tiền công trên thị trường lao động hiện vẫn có sự khác biệt khá lớn giữa các khu vực, vùng miền.

ảnh chỉ tính có minh họa
ảnh chỉ có tính minh họa

Cụ thể, tiền lương bình quân ở thành thị cao hơn 62,3% so với ở khu vực nông thôn. Xét ở góc độ địa lý, vùng Đông Nam Bộ đang có mức tiền lương bình quân cao nhất, cao hơn 54,3% so với vùng có mức lương thấp nhất là duyên hải miền Trung.

Trong khu vực kinh tế phi chính thức, thu nhập bình quân của lao động chỉ bằng 61,2% tiền lương của lao động khu vực sản xuất kinh doanh chính thức.

Báo cáo của cơ quan này cũng cho thấy, tiền lương trong doanh nghiệp phần lớn chưa phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh mà dựa trên kết quả đối thoại, thương lượng.

Hiện, một tỷ lệ lớn lao động làm việc trong khu vực đầu tư nước ngoài có mức lương rất thấp, tốc độ tăng lương chậm, trong khi một số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước độc quyền có thu nhập rất cao, không phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đại diện Cục Việc làm cho rằng, mặc dù tiền lương danh nghĩa có tăng ở tất cả các khu vực do tăng lương tối thiểu, tuy nhiên giá tiền công trên thị trường lao động vẫn đạt thấp. Ngoài ra, do chỉ số giá cả liên tục tăng trong 6 tháng đầu năm đã khiến tiền lương thực tế của lao động giảm đi đáng kể.

PV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.