Luật Thủ đô: Đặc thù nhưng không được trái Hiến pháp

Luật Thủ đô: Đặc thù nhưng không được trái Hiến pháp

(GD&TĐ) - Ngày 6/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII thảo luận tại tổ, cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Đào nhấn mạnh: "làm gì thì làm nhưng Luật phải bảo đảm không trái với Hiến pháp".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Đào nhấn mạnh: "làm gì thì làm nhưng Luật phải bảo đảm không trái với Hiến pháp".

Thảo luận về dự thảo Luật này, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết phải ban hành một đạo luật với những cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đang với danh hiệu là Trái tim của cả nước.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội) cho rằng, cần nghiên cứu kỹ quy định “Áp dụng mức xử phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính ở nội thành cao hơn mức xử phạt áp dụng chung cho cả nước trong lĩnh vực văn hóa, đất đai, môi trường, xây dựng, giao thông vận tải và cư trú”. Theo đại biểu, cần nghiên cứu nếu quy định mức phạt cao hơn thì không chỉ dừng lại ở 6 lĩnh vực trên, bởi với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, chắc chắn sẽ có thêm nhiều vấn đề khác nảy sinh ngoài những lĩnh vực trên.

Quan điểm của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội về vấn đề trên cũng cho rằng, việc áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn mức quy định chung của cả nước nhằm mục đích chấn chỉnh công tác quản lý đô thị, răn đe để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô như trong Tờ trình của Chính phủ là chưa thuyết phục.

Lý do của Uỷ ban đưa ra là, thứ nhất, phải chăng ý thức chấp hành pháp luật trên địa bàn Thủ đô kém hơn các nơi khác nên phải áp dụng mức xử phạt cao hơn?

Thứ hai, tại sao lại chỉ tăng mức phạt trong 6 lĩnh vực mà không phải tất cả các lĩnh vực?

Thứ ba, nếu đặt vấn đề răn đe đối với các hành vi vi phạm hành chính thì tại sao lại không đặt vấn đề áp dụng hình phạt nặng hơn đối với các hành vi phạm tội hình sự, bởi vì các hành vi này xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội thì cao hơn rất nhiều so với các hành vi vi phạm hành chính...

Bên cạnh việc đề nghị cần cân nhắc mức trần của các loại phí, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng dân cư, đặc biệt nhân dân sống ở vùng ngoại thành. Đại biểu Quốc hội Đào Trọng Thi và đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội) cũng đề nghị cần nhanh chóng thực hiện di dời các trường Đại học, bệnh viện, cơ quan Nhà nước ra khỏi nội đô để giảm áp lực cho hạ tầng giao thông, bởi nếu để như hiện nay, khó có thể (thậm chí là không khả thi) cho việc giảm ắch tắc giao thông - vốn đang là một vấn đề nan giải đối với Thủ đô Hà Nội.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Đào (đoàn Hà Nội) đồng ý với ý kiến của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, nhiều quy định trong dự thảo Luật chưa phản ánh được tính đặc thù trong cơ chế, chính sách dành cho Hà Nội với tư cách là Thủ đô của cả nước; Chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể cho việc phát triển và quản lý của riêng Thủ đô.

Theo đại biểu, nhiều quy định đều có thể áp dụng cho cả các địa phương khác, chẳng hạn, quy định về mục tiêu xây dựng, phát triển Hà Nội (Điều 3); quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan và trật tự xây dựng (Điều 12); quản lý và bảo vệ môi trường (Điều 20)…

Về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào cũng đồng tình với quan điểm: làm gì thì làm nhưng phải bảo đảm không trái với Hiến pháp, không tạo ra một thiết chế độc lập, thiếu sự gắn kết về nghĩa vụ, trách nhiệm của Thủ đô với Trung ương và với các địa phương khác. Theo đại biểu, từ kinh nghiệm của các thành phố khác trên thế giới, có thể họ có những quy định riêng, nhưng nó chỉ nằm trong phạm vi thành phố đó. Cũng không nhất thiết những quy định đó phải do UBND thành phố Hà Nội xây dựng, trình HĐND thành phố Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

Cũng về vấn đề xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật cho rằng, theo quy định tại Điều 120 của Hiến pháp hiện hành thì “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương…”. Như vậy, Nghị quyết của HĐND được ban hành là để đề ra các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật, chứ không để điều chỉnh những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh. Chính vì vậy, Uỷ ban Pháp luật cho rằng, quy định này chưa phù hợp với hiến pháp và đề nghị không quy định vấn đề này trong dự thảo Luật.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...