Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay mỗi năm, nước ta chỉ đào tạo ra khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân luật.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực am hiểu kiến thức pháp Luật kinh tế tại Việt Nam, từ năm 2019, trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) đã chính thức đào tạo ngành Luật, trong đó Luật kinh tế là một trong những chuyên ngành chủ chốt.
Sinh viên Luật kinh tế được học những gì?
Trả lời câu hỏi này của các thí sinh đang tìm hiểu chuyên ngành Luật kinh tế tại BVU thạc sĩ Nguyễn Thị Diễm Hường (Phó Trưởng Bộ môn Luật, Khoa Kinh tế - Luật – Logistics) cho biết, Luật kinh tế có chức năng giúp Nhà nước có thể kiểm soát và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động kinh doanh tại nước ta, làm bệ đỡ để có thể duy trì và ổn định nền kinh tế, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và hiệu quả.
Trong lĩnh vực Luật hiện hành, Luật kinh tế là lĩnh vực rộng, bao gồm rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. “Nhìn chung, các trường đại học đều xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế với khối kiến thức về luật hành chính, luật dân sự, hiến pháp, luật đầu tư, luật kinh doanh, luật hợp đồng, luật lao động, luật tài sản, luật sở hữu trí tuệ, luật tố tụng hình sự, luật thương mại quốc tế, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật tài chính, luật môi trường”, Thạc sĩ Nguyễn Thị Diễm Hường cho biết thêm.
Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức nền tảng của thể chế pháp luật; kiến thức về vai trò của pháp luật trong công ty, doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp kinh doanh; phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế; hiểu biết về luật của Việt Nam để vận hành trong công ty, doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng;…
Thạc sĩ Nguyễn Thị Diễm Hường cho biết thêm, trong quá trình học, sinh viên chuyên ngành Kinh tế luật tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu được trải nghiệm thực tế như tham dự các phiên tòa xét xử các vụ án tại địa phương, tìm hiểu hoạt động tư vấn pháp luật tại các văn phòng luật sư, tìm hiểu công việc của bộ phận pháp lý trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Cơ hội việc làm chuyên ngành Luật kinh tế
Học chuyên ngành Luật kinh tế, sinh viên có nhiều thuận lợi và nhiều chọn lựa việc làm với mức thu nhập hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp đúng pháp luật, đồng thời đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của các văn phòng luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập;
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế trong các cơ sở đào tạo sau khi trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng sư phạm theo chuẩn đối với chức danh.
Với nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng nghề nghiệp thuần thục, các cử nhân Luật kinh tế của Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn toàn tự tin khi bước ra môi trường làm việc thực tế, hiện đại; đáp ứng nhu cầu về nhân sự ngành luật chất lượng cao của các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.