“Lớp học kỳ lạ” chỉ là trò câu view trên Tik Tok

GD&TĐ - Mới đây trên mạng xã hội lan truyền clip của một nữ sinh Trường Đại học Giao thông vận tải, trong đó có hình ở cuối phòng học có một bức tường ngăn, sinh viên này đặt câu hỏi: “Đi học mà tưởng như chơi trốn tìm. Nhà trường cho em hỏi tên của loại thiết kế này với ạ?” .

Đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải khẳng định thông tin “thiết kế lớp học có chỗ ngồi cho sinh viên cá biệt” là sai sự thật.
Đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải khẳng định thông tin “thiết kế lớp học có chỗ ngồi cho sinh viên cá biệt” là sai sự thật.

Tuy nhiên, đại diện Trường ĐH Giao thông vận tải khẳng định thông tin “thiết kế lớp học có chỗ ngồi cho sinh viên cá biệt” mà một nữ sinh đăng lên mạng là sai sự thật, không đúng như suy diễn của bạn sinh viên đó.

Trường ĐH Giao thông vận tải cũng giải thích rõ hình ảnh lớp học đó, đúng là trong lớp học này có một bức tường chắn ở phía cuối lớp. Tuy nhiên, đây là phần sót lại của việc sửa các phòng cũ thành giảng đường lớn, không thể phá bỏ để đảm bảo kết cấu chịu lực. Chứ không có chuyện thiết kế phòng học như vậy.

Thực tế hình ảnh trong đoạn clip cũng cho thấy, đây là một phòng học được tu sửa lại để có không gian rộng hơn, điều kiện ánh sáng đảm bảo. Nhưng nếu cố tình lấy góc máy quay về phía góc để thấy một bức tường chắn ngang và tạo nên một không gian nhỏ, trong đó đặt vừa một bộ bàn ghế học, chỉ đủ cho 2 sinh viên ngồi và tầm nhìn về phía bảng bị bức tường che khuất.

Sau khi clip đăng tải đã thu hút hàng triệu lượt quan tâm, tất nhiên theo như chủ ý của người đăng nhằm dẫn dắt người xem hiểu sai vấn đề, khiến nhiều người cho rằng đây là thiết kế phòng học chứ không phải là phòng học được sửa chữa cho rộng hơn, đáp ứng tốt hơn việc học của sinh viên, nhưng không thể bỏ bức tường ngăn vì liên quan đến kết cấu từ thiết kế cũ.

Ở một trường đại học hàng đầu đất nước về giao thông vận tải, các thầy đều là những nhà khoa học uy tín về kết cấu và thiết kế mà lại chịu những bình luận, suy diễn sai lệch rằng trường “thiết kế hẳn chỗ ngồi cho sinh viên cá biệt”- đây là nỗi buồn lớn của các thầy và nhà trường. Trường ĐH Giao thông vận tải khẳng định nhà trường không kê bàn ghế ở khu vực này. Trong ảnh là các sinh viên đã tự kê bàn ghế vào để phục vụ việc quay clip.

TS Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Công tác chính trị và sinh viên của Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết: "Ngay khi clip đăng tải, chúng tôi đã kiểm tra và nhận ra ngay đây là một clip “câu like”, thật đáng lên án là chỉ vì một hành vi rất thiếu suy nghĩ của cá nhân đã ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín của nhà trường.

Thực tế hình ảnh mà nữ sinh này ghi lại rồi đăng tải lên mạng xã hội là một góc trống của phòng học 702 thuộc khu giảng đường A2. Góc này tồn tại do khi sửa các phòng cũ thành giảng đường lớn có một bức tường chịu lực, song do để đảm bảo kết cấu không phá đi được đành để lại như vậy.

Được biết, Trường Đại học Giao thông vận tải sẽ có biện pháp nhắc nhở ý thức của bạn đó cũng như các sinh viên khác không có những việc làm sai trái như vậy. Thực tế đây là chỗ để trống, chứ không hề bố trí bàn học ở khu vực này. Các sinh viên đã tự ý kéo bàn vào chỗ này để quay clip câu view. Đây là việc làm rất đáng phê phán, mong rằng các bạn cần rút kinh nghiệm, không vì việc câu view mà chia sẻ những thông tin sai như vậy".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.