“Lông mọc trong lưỡi” - căn bệnh cực hiếm chứng minh rằng chuyện gì cũng có thể xảy ra

GD&TĐ - Căn bệnh khiến cái lưỡi của bạn hóa đen, trông hết sức đáng sợ và hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai.

“Lông mọc trong lưỡi” - căn bệnh cực hiếm chứng minh rằng chuyện gì cũng có thể xảy ra

Không tính dăm ba cái bộ phận "hiểm hóc", thì con người ta có thể mọc lông ở bất cứ đâu. Chân, tay, ngực, bụng, đùi, thậm chí là cả mặt cũng có luôn

Nhưng có bao giờ bạn nghe đến lông mọc trên lưỡi chưa? Đó là trường hợp mới được ghi nhận bởi bác sĩ Yasir Hamad từ ĐH Washington. Sau cả thập kỷ làm việc và nghiên cứu, đây là lần đâu tiên ông được tận mắt chứng kiến hiện tượng này.

Cụ thể, bệnh nhân là một phụ nữ 55 tuổi, nhập viện sau một tai nạn giao thông khiến cả hai chân bị dập nát. Vết thương của cô có dấu hiệu nhiễm trùng, nên các bác sĩ phải tiêm minocycline - một loại kháng sinh phổ rộng vào tĩnh mạch.

Sau 1 tuần điều trị, vết thương của bệnh nhân đã không còn đáng ngại. Tuy nhiên, cơ thể người này lại có dấu hiệu lạ, khi chỉ sau 1 đêm, lưỡi của cô bỗng hóa đen.

Y học gọi đây là hội chứng "lưỡi mọc lông đen" (black hairy tongue - BHT), với tên khoa học là lingua villosa nigra. Theo các báo cáo chỉ ra thì đây là tác dụng phụ cực kỳ hiếm gặp sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, hiếm đến mức hầu hết các bác sĩ hiện nay chỉ biết đến nó trong sách giáo khoa y học thôi.

Tuy nhiên, dù được gọi là chứng "lưỡi mọc lông", phần đen trên lưỡi thực chất không phải là lông. Đó là các vết nhú dạng chỉ (filiform papillae) trên bề mặt lưỡi, bên trong có chứa các nụ vị giác.

Thông thường, các vết nhú này rất nhỏ. Đến khi mắc phải BHT, chúng bị sưng lên với kích cỡ lớn hơn cả chục lần, đồng thời khiến các phân tử thức ăn bị mắc kẹt lại. Chúng cho phép vi khuẩn phát triển một cách vượt bậc, và rồi khiến cả một vùng lưỡi bị hóa đen.

Trên thực tế, giới khoa học vẫn có rất ít thông tin về chứng bệnh này. Cơ chế gây ra vẫn chưa được công bố, và cũng là tác dụng phụ cực kỳ hiếm gặp. Chỉ biết rằng nó thường xảy ra với những người thường xuyên hút thuốc với thói quen vệ sinh răng miệng không mấy sạch sẽ.

Cũng may, đây không phải là chứng bệnh nguy hiểm, và hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không để lại di chứng gì. Một số trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật, nhưng cũng không nghiêm trọng.

"Dù trông đáng sợ, nhưng rất may là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi," - trích lời Hamad.

Với trường hợp của bệnh nhân nêu trên, các bác sĩ đã đổi thuốc kháng sinh cho cô. Sau 1 tháng, màu lưỡi đã trở lại bình thường.

Trường hợp hy hữu trên được công bố trên tạp chí The New England Medicine.

Theo Tin tức online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.