Lợi ích khi ăn socola đen

GD&TĐ -  Socola đen cung cấp chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Lợi ích khi ăn socola đen

Socola dường như không phải món ăn vặt quá xa lạ đối với mọi người hiện nay nhưng rất ít người biết về các lợi ích mà nó đem lại cho sức khoẻ.

1. Bổ dưỡng

Nếu bạn mua socola đen chất lượng cao với hàm lượng ca cao cao thì nó chứa một lượng chất xơ hòa tan vừa phải và chứa nhiều khoáng chất.

Một thanh sô cô la đen 100 gam với 70–85% ca cao chứa:

  • Calo: 485
  • Carb: 42.8g
  • Protein: 3.6g
  • Chất béo: 50g
  • Chất xơ: 7g
  • Sắt: 67%
  • Magie: 58%
  • Đồng: 89%
  • Mangan: 98%
  • Nhiều chất khoáng như: K, Zn, P, Selen,...
  • Một số hợp chất khác: flavonoid, catechin và polyphenol, phenylethylamine...

  • 2. Chứa nhiều

    chất chống oxy hóa


  • Các chất chống oxy hóa này giúp giảm viêm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chậm quá trình lão hoá. Ngoài ra, chất flavanol trong socola còn có tác dụng giữ cho các tế bào nội mô lót động mạch khỏe mạnh.

  • Trong một nghiên cứu, những người hút thuốc lá đã được cải thiện đáng kể về chức năng này trong vòng 2 giờ sau khi ăn socola có hàm lượng flavonol cao. Tuy nhiên, hãy đảm bảo chọn socola đen chứa ít nhất 70% ca cao để đạt được những lợi ích chống viêm này.

  • 3. Cải thiện cholesterol LDL và tăng lượng cholesterol HDL

  • Theo nghiên cứu được bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, polyphenol trong bột ca cao và socola đen có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu (LDL) và nâng cao khả năng chống oxy hóa cholesterol tốt (HDL).

  • Theo một phân tích tổng hợp được công bố vào năm 2011 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu, ăn socola đen là biện pháp can thiệp ngắn hạn giúp làm giảm nồng độ lipoprotein mật độ thấp (LDL) và tổng mức cholesterol trong cơ thể.

  • Để cho ra kết quả này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 10 thử nghiệm lâm sàng, trong đó có 320 người tham gia đã bổ sung socola đen vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày trong 2 đến 12 tuần. Kết quả cho thấy, sự can thiệp của socola đen đã làm giảm đáng kể LDL huyết thanh và cholesterol toàn phần, nhưng không làm giảm đáng kể lipoprotein mật độ cao (HDL) hoặc triglycerid.

  • 4. Cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp

  • Socola đen chứa một lượng chất xơ hòa tan vừa phải và chứa nhiều khoáng chất.
    Socola đen chứa một lượng chất xơ hòa tan vừa phải và chứa nhiều khoáng chất.
  • Các flavanoid trong socola đen có thể kích thích lớp nội mô, lớp lót của động mạch, tạo ra oxit nitric (NO). Một trong những chức năng của NO là gửi tín hiệu đến các động mạch để thư giãn, làm giảm sức cản đối với lưu lượng máu và do đó làm giảm huyết áp.

    Nhiều nghiên cứu có kiểm soát cho thấy ca cao và sô cô la đen có thể cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp, mặc dù tác dụng thường nhẹ.

    5. Có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời

    Socola đen được biết là có tác dụng ngăn ngừa tác hại của tia cực tím, ánh sáng do mặt trời phát ra.

    Các hợp chất hoạt tính sinh học trong socola đen cũng rất tốt cho làn da của bạn. Các flavanol có thể bảo vệ chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, cải thiện lưu lượng máu đến da, tăng mật độ và độ ẩm cho da.

    6. Cải thiện chức năng não

    Các nghiên cứu cho thấy, ăn socola đen hàm lượng flavanol cao có thể cải thiện lưu lượng máu đến não ở người trẻ tuổi. Điều này có thể giải thích tại sao ăn ca cao hàng ngày giúp cải thiện sự chú ý, khả năng học và trí nhớ.

    Ngoài ra, socola đen có chứa các chất kích thích như caffein và theobromine, đây có thể là lý do chính khiến nó có thể cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn.

    7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

    Các hợp chất trong socola đen dường như có khả năng bảo vệ cao chống lại quá trình oxy hóa. Về lâu dài, điều này sẽ khiến ít cholesterol đọng lại trong động mạch hơn, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.

    Một đánh giá của các nghiên cứu cho thấy rằng ăn socola đen 3 lần mỗi tuần làm giảm 9% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    Một đánh giá khác cho rằng ăn 45 gam sô cô la mỗi tuần giúp giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Theo healthline

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ