Loài cá biết bắt mồi trên cạn

Những con cá thuộc họ cá killi có nhiều đặc điểm khác thường, thậm chí còn có thể bắt mồi trên cạn.
Cá killi được coi là một trong những sinh vật có xương có vòng đời ngắn nhất.
Cá killi được coi là một trong những sinh vật có xương có vòng đời ngắn nhất.

Ở châu Phi và Nam Mỹ, những con cá killi phải thích nghi với tình trạng thiếu nước và lượng nước ở sông hồ thay đổi đáng kể theo mùa. 

Cá nở ra từ trứng thường vào mùa mưa, khi hồ đầy nước. Chúng nhanh chóng trưởng thành rồi đẻ trứng liên tục cho tới khi các hồ cạn nước rồi chết. Cá killi không trưởng thành như những họ cá khác, nhiều loài chỉ sống trong vòng một năm, thậm chí dưới ba tháng.

Trứng có thể tồn tại qua mùa khô ở trạng thái nghỉ, phôi ngừng phát triển, chờ tới mùa mưa tiếp theo. Chu trình này lặp đi lặp lại và thường rất ngắn. Cá killi màu lam ngọc (Nothobranchius furzeri) ở vùng xích đạo châu Phi có tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 10 tuần.

Cá sống trong các khu vực ngập mặn ( Kryptolebias marmoratus) có cả cơ quan sinh sản đực và cái trên cùng một cá thể. Những con cá này thuộc loài có xương sống duy nhất được biết đến với đặc điểm sinh sản lưỡng tính, tự thụ tinh và tạo ra bản sao của chính mình. Đây cũng là loài cá chủ yếu hô hấp qua da.

Theo BBC, loài cá này có thể thích nghi với môi trường không có nước, sống và săn mồi trên cạn, thậm chí chúng còn được tìm thấy trên cây. Các kết quả kiểm tra cho thấy chúng ở trên cạn được 66 ngày.

Khi ở trên cạn, chúng di chuyển bằng cách xoay vặn thân, đập đuôi xuống đất tạo lực. Bằng cách này, con cá có thể "bật lên" để bắt mồi. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã quan sát thấy chúng sử dụng kỹ thuật này để bắt dế và côn trùng ở trên cao.

Theo vnexpress
Na Uy thu học phí của sinh viên quốc tế từ học kỳ mùa Thu năm 2023.

Na Uy thu học phí sinh viên quốc tế

GD&TĐ - Ngày 24/3, Quốc hội Na Uy thông qua kế hoạch áp dụng học phí đại học cho sinh viên quốc tế, bắt đầu từ học kỳ mùa Thu năm 2023.
Binh sĩ Ukraine vận hành hệ thống IRIS-T SLM.

Báo Mỹ chỉ tên vũ khí châu Âu vô dụng

GD&TĐ -Trả lời phỏng vấn với truyền thông Pháp, Tổng thống Zelensky gây bất ngờ khi tuyên bố nhiều hệ thống phòng không châu Âu viện trợ Ukraine vô dụng.
Ảnh minh họa/INT

Răn đe hạt nhân

GD&TĐ - Mức độ leo thang mới được đánh dấu khi Tổng thống Nga Putin hôm 25/3 tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus.