Lộ diện dàn trợ lý chất lượng của HLV Troussier

GD&TĐ - Mới đây, danh tính dàn trợ lý của HLV Philippe Troussier đã chính thức được xác định.

HLV Philippe Troussier sẽ ra mắt người hâm mộ bóng đá Việt Nam vào cuối tháng 3.
HLV Philippe Troussier sẽ ra mắt người hâm mộ bóng đá Việt Nam vào cuối tháng 3.

Theo thông tin từ VFF, HLV Philippe Troussier dự kiến có mặt tại Hà Nội vào ngày 26/2. Một ngày sau đó, chiến lược gia người Pháp sẽ chính thức ký hợp đồng để dẫn dắt các đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Chiến lược gia sinh năm 1955 sẽ đồng thời dẫn dắt ĐT Việt Nam và U23 Việt Nam với bản hợp đồng có thời hạn từ 1/3 đến 31/7/2026. Mức lương ông Troussier nhận được vào khoảng 1,5 triệu USD/năm và được nhà tài trợ của VFF hỗ trợ chi trả.

HLV người Pháp sẽ mang sang Việt Nam hai trợ lý tới từ châu Âu. Một trong hai trợ lý của ông Troussier là HLV thể lực Cedric Roger. Người còn lại là Moulay Azzeggouarh, từng làm việc với cựu Giám đốc Kỹ thuật trung tâm PVF.

Dự kiến, ông Troussier sẽ bổ sung thêm 1 trợ lý người Pháp nữa.

Về thành phần các trợ lý người Việt Nam, ông Troussier đặt niềm tin vào các cựu tuyển thủ Nguyễn Việt Thắng, Trương Đình Luật và Nguyễn Thế Anh (HLV thủ môn).

Đội tuyển Việt Nam dưới thời tân HLV Troussier sẽ có đợt tập trung đầu tiên từ ngày 8/3 đến 12/3 gồm 28 cầu thủ trong đó có nhiều thành viên đã từng nhiều năm ăn cơm tuyển và một vài tân binh mới đang có phong độ tốt tại V.League trong thời gian qua.

Mục đích chính của đợt tập trung này là giúp các cầu thủ làm quen với triết lý mới trong lối chơi mà tân HLV trưởng sẽ áp dụng cho đội tuyển.

Trong khi đó, U23 Việt Nam sẽ được tập huấn kỹ hơn với 4 giai đoạn tập trung trong tháng 3 nhằm chuẩn bị cho SEA Games 32 và có một vài trận đấu tập với đàn anh tuyển Việt Nam.

Mục tiêu lớn nhất của ông Troussier với bóng đá Việt Nam trong 4 năm tới là phấn đấu giúp bóng đá Việt Nam có vé dự World Cup 2026. Ngoài ra, chiến lược gia người Pháp cũng phải đảm bảo thành tích của hai đội tuyển ở khu vực Đông Nam Á và châu Á như trước đây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...