LNG vừa là cứu cánh vừa trở thành mối nguy hiểm cho châu Âu

GD&TĐ - Châu Âu liệu có thể trông đợi hoàn toàn vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để quên đi khí đốt theo đường ống do Nga cung cấp?

LNG vừa là cứu cánh vừa trở thành mối nguy hiểm cho châu Âu

Tại thời điểm có nhu cầu lớn nhất vào năm 2022, khí tự nhiên hóa lỏng đã cứu châu Âu. Tuy nhiên giờ đây loại năn lượng này lại trở thành điểm yếu mới của Cựu lục địa.

Tin tốt là điểm yếu nguy hiểm này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, mặc dù nó sẽ không biến mất cho đến mùa đông năm sau, chuyên gia thị trường hàng hóa của tờ Bloomberg - ông Javier Blas đã viết về điều này.

Cái hay của LNG là khí được làm lạnh siêu tốc và được xử lý để nạp lên tàu vận tải để đi khắp thế giới tương tự như dầu thô. Cách tiếp cận này mang lại khả năng cung cấp năng lượng cho những nơi xa xôi nhất trên thế giới, địa điểm mà đường ống không thể vươn tới.

Chính vì vậy, châu Âu có thể nhận được nhiên liệu từ bất cứ đâu, ví dụ như Hoa Kỳ, Qatar, Australia và Nigeria. Nhược điểm là mọi khách hàng trên thế giới đều có thể làm điều tương tự, đó là tìm nguồn cung ứng từ bất cứ đâu và làm tăng sự cạnh tranh do thiếu hụt.

Châu Âu đang sử dụng LNG như nguồn thay thế khí đốt theo đường ống từ Nga.

Châu Âu đang sử dụng LNG như nguồn thay thế khí đốt theo đường ống từ Nga.

Sự cạnh tranh trong việc mua LNG có thể thấy rõ trên thị trường ngày nay, với mức giá chuẩn của châu Âu gần đây đã tăng lên giá trị cao nhất gần 6 tháng là hơn 400 USD/1.000 mét khối.

Mặc dù mức giá khí đốt này cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong năm nay, nhưng vẫn chỉ là một phần nhỏ so với đỉnh cao hơn 3.000 euro đạt được vào tháng 8 năm 2022.

Các đối thủ cạnh tranh đã mua gần hết lượng nhiên liệu mà bên sản xuất cung cấp ra thị trường. Kết quả là châu Âu hiện nhập khẩu ít LNG hơn so với năm 2022 và 2023. Tuần trước, khối lượng hàng hóa đến EU đã giảm xuống mức thấp nhất vào thời điểm này trong năm, kể từ đại dịch.

Như vậy, cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa kết thúc. Đối với EU, mùa đông 2024 - 2025 có thể sẽ là thời điểm khó khăn cuối cùng.

Từ năm 2026, nhiều dự án mới sẽ được triển khai, đặc biệt là ở Qatar và Hoa Kỳ, điều này sẽ làm giảm sự cạnh tranh toàn cầu về hàng hóa. Nhưng hiện tại, thị trường LNG sẽ vừa là cứu tinh vừa là nguồn gốc gây nguy hiểm cho châu lục này.

Top 10 siêu tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...