Liệt dần sau khi đau cổ, tê tay và vai

Sau khi đi khám nhiều bệnh viện trong tình trạng yếu liệt nửa người, suy hô hấp với biểu hiện ban đầu chỉ là đau cổ, tê tay, bệnh nhân L.T.M.P (62 tuổi, Hà Nội) được thông báo về nguy cơ tử vong cao trong khi mổ do phẫu thuật trượt cổ cao C1, C2 đốt sống cổ rất khó.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Chiều 19/2, BS Nguyễn Vũ (Khoa Ngoại bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết: Bệnh nhân M.P bị dị dạng cột sống bẩm sinh từ bé, phần cổ vẹo vọ, cơ mặt bất thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đi lại và sinh hoạt bình thường suốt 60 năm qua. 

Cho đến đầu tháng 2/2014, bệnh nhân xuất hiện tình trạng mỏi cổ, vận động cổ hạn chế và yếu dần nửa người, suy hô hấp. Sau khi đi khám, chiếu chụp tại nhiều bệnh viện, các bác sĩ đều tiên lượng rất nặng nề, nếu mổ có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh nhân đã được gia đình đưa đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Xác định đây là ca bệnh nặng, nếu không mổ sẽ dần liệt hẳn và tử vong do suy hô hấp, các bác sĩ khoa Ngoại, bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã quyết định sử dụng kỹ thuật nẹp vít cổ chập (giữ đầu trên cổ qua hệ thống nẹp vít thay cho các đốt sống cổ) và giải ép mai chẩm cung sau C1-C2.

Sáng 18/2, ca mổ diễn ra thành công và bệnh nhân được làm giảm đau sau mổ. Đêm ngày 18/2, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo. 

Ngày 19/2, toàn bộ tay chân của bệnh nhân đã hồi phục rõ rệt (lực cơ cánh tay mạnh hơn, 2 chân có thể co cao và cử động linh hoạt hơn hẳn trước mổ). 

BS Nguyên Vũ cho biết, dự kiến 7 - 10 ngày sau mổ bệnh nhân sẽ được xuất viện và sẽ phục hồi tứ chi hoàn toàn sau 1-3 tháng tập phục hồi chức năng.

Trên thực tế, trượt đốt sống cổ thường gặp ở những người bị tai nạn, thoái hóa đốt sống cổ. Do đó, khi thấy mỏi cổ, đau cổ, vận động ở cổ bị hạn chế dần, tê xuống 2 tay, 2 vai thì cần đi khám ngay.

Và phẫu thuật nẹp vít cổ chập là một phẫu thuật cột sống cổ lớn nhất và nhiều nguy cơ nhất do có thể gây liệt và tử vong ngay trong và sau khi mổ, đòi hỏi từ hồi sức gây mê đến sự chuẩn bị cho ca mổ và đặc biệt đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phẫu thuật phải rất cao. 

Trong đó, với những trường hợp bị yếu liệt thì chỉ cần việc kê đặt cổ chuẩn bị cho phẫu thuật cũng có thể gây liệt hẳn hoặc suy hô hấp dẫn tới tử vong cho người bệnh. Tỉ lệ thành công của kỹ thuật này hiện là 70 - 80%, phụ thuộc nhiều vào tình trạng của bệnh nhân khi nhập viện.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Máy trồng chanh dây tự động giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng

GD&TĐ - Máy tạo bầu trồng chanh dây đa năng có thể thực hiện tự động tất cả các khâu, giúp tiết kiệm chi phí nhân công và nâng cao năng suất vườn ươm.