Liên tiếp 2 máy bay quân sự của Nga gặp nạn tại Syria trong vòng 4 ngày

GD&TĐ - Chỉ trong vòng 4 ngày, Lực lượng Không quân của Nga ở vùng giáp ranh phía Đông Syria đã mất đi 2 máy bay quân sự.

Trực thăng Ka-52
Trực thăng Ka-52

Vào ngày mồng 03/5, sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Khmeimim, chiến đấu cơ SU-30M đã gặp nạn làm phi hành đoàn gồm Thiếu tá Albert Dividan và cấp dưới của mình tử nạn. Tiếp đó, ngày 06/5, máy bay trực thăng Ka-52 (hay còn được gọi với cái tên “Cá Sấu”) gặp sự cố, thêm 2 phi công nữa hi sinh.

Đối với sự cố của SU-30M, Bộ quốc phòng Nga đã đưa ra tình huống là có thể do 1 con chim đã vướng vào động cơ máy bay dẫn tới bi kịch này. Tuy nhiên đây mới vẫn chỉ đang là giả thuyết. Còn nguyên nhân chính thức sẽ được biết sau khi các mảnh vỡ của chiếc chiến đấu cơ được trục vớt lên từ đáy Địa trung hải. 

Hình ảnh chiến đấu cơ SU-30M gặp nạn

Hình ảnh chiến đấu cơ SU-30M gặp nạn 

Theo lời của phi công thử nghiệm bay Boric Lukashov: Cho đến khi có kết luận chính thức của hội đồng Bộ quốc phòng, và những người trực tiếp làm việc tại nơi xảy ra sự cố, thì mọi nhận định đều mang tính chất suy đoán chủ quan.

Ông cũng được nghe qua radio ý kiến của một chuyên gia hàng không, chuyên gia này cho rằng chiến đấu cơ SU-30M có hai động cơ, vì vậy có sự hoài nghi khi một con chim vướng vào một động cơ và phi hành đoàn không thể hạ cánh máy bay bằng một động cơ còn lại. Rõ ràng đó là một ý kiến rất nghiệp dư.

Chúng ta biết rằng va chạm của một con chim với một máy bay đang bay ở tốc độ cao như vậy hậu quả sẽ không khác nhiều so với việc nó bị trúng tên lửa. Tất nhiên không phải mọi tên lửa đều có thể phá hủy mọi chiếc máy bay, ví dụ một chiếc máy bay ném bom chiến lược, nhưng một động vật lông vũ vẫn có thể làm điều đó. Vào tháng 5 năm 2016, máy bay ném bom B-52 của Mỹ cũng đã bị “hạ” bởi một con chim. Và chúng ta biết rằng chiếc B-52 có tới tận 8 động cơ.

Trước câu hỏi: Mới đây vào khoảng 28/4 chiếc máy bay huấn luyện một động cơ L-39 của chúng ta được  học viên Mikhail Emanov điều khiển đã đâm phải một con chim và đã may mắn hạ cánh an toàn, tại sao lại có điều may mắn như vậy?

Phi công Boric Lukashov cho biết: Đây là một tình huống khác, con chim đã đâm trúng kính buồng lái. Sau va chạm, áp suất bên trong giảm đột ngột và động cơ ngừng hoạt động. L-39 bắt đầu mất độ cao, lúc này phi công nhận được lệnh rời khỏi máy bay, tuy nhiên học viên trẻ này đã quyết định tìm cách hạ cánh nó. Và anh đã xuất sắc hoàn thành việc hạ cánh an toàn.

Trả lời câu hỏi: Vậy nếu trường hợp chiến đấu cơ SU-30M không bị phá hủy bởi một con chim thì điều gì đã xảy ra?

Ông Boric Lukashov cho hay: Khi đó có thể xảy ra hai tình huống, một là chiến đấu cơ đã gặp phải sự cố kỹ thuật, và hai là có thể đã bị lực lượng phiến quân bắn hạ bằng tên lửa đánh chặn ngay sau khi máy bay vừa cất cánh khỏi sân bay.

Thật kỳ lạ là khi gặp sự cố, các phi công đã không kịp gửi bất kỳ tín hiệu gì về trạm kiểm soát. Điều đó có nghĩa là bi kịch đã xảy ra rất nhanh, và phi công cũng như các thiết bị thu phát đã không kịp làm gì. Theo thông tin từ các đồng nghiệp, sự cố xảy ra ngay sau khi chiếc SU-30 cất cánh và đạt được độ cao khoảng 200m, thay vì tiếp tục nâng độ cao thì bất ngờ mũi máy bay lại gục xuống và lao xuống phía dưới. Đã có vấn đề xảy ra đối với hệ thống điều khiển và do một nguyên nhân nào đó, đã dẫn đến lực kéo xuống đột ngột từ một trong số những động cơ.

Sự cố thứ hai xảy ra vào rạng sáng ngày 07/5 ở phía Đông vùng sa mạc Syria, chiếc trực thăng chiến đấu Ka-52 của Nga đã bị rơi. Có một điều khó hiểu là tại sao chiếc trực thăng này được cử đi tuần vào đêm muộn, đây vẫn đang là một bí ẩn. 

Máy bay trực thăng Ka-52

Máy bay trực thăng Ka-52 

Phía quân đội Nga đã đưa ra kịch bản chính thức, rằng chiếc trực thăng gặp nạn và dẫn tới sự hi sinh của phi hành đoàn bởi nguyên nhân là do sự cố về kỹ thuật. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng Ka-52 đã bị bắn hạ bằng tổ hợp tên lửa đánh chặn di động của lực lượng phiến quân.

Tính đến nay Lực lượng Không quân Nga đã mất 7 chiếc trực thăng tại Syria, và là chiếc Ka-52 đầu tiên.

Được biết Ka-52 là sản phẩm của hãng chế tạo trực thăng nổi tiếng Kamov của Nga. Nó là phiên bản nâng cấp từ phiên bản Ka-50 cũ với nhiều cải tiến quan trọng. Chiếc Ka-52 được giới thiệu lần đầu vào tháng 12/2006, và lần đầu tiên cất cánh vào tháng 6/1997.

Sự cố của “Cá Sấu” đã làm xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau từ các  chuyên gia quân sự của Nga. Tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của quốc gia” Victor Murakhovsky tin rằng, trực thăng Nga không thể bị bắn rơi. Theo ông nếu như “Cá Sấu” bị bắn hạ bởi phiến quân thì họ đã lập tức công bố “chiến tích” của mình.

Ở đây, họ  thực sự  nôn nóng và chỉ chờ để “khoe khoang” về thành tích rằng họ đã bắn hạ được các thiết bị bay. Còn nếu nói về vùng phía đông, nơi mà chiếc Ka-52 đã bay, ông tin rằng không thấy bất kỳ ai có khả năng bắn hạ nó. Nguyên nhân dẫn đến sự cố của Ka-52 do Bộ quốc phòng Nga đưa ra theo ông là đáng tin cậy nhất đến thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể đặt ra các giả thuyết khác nhau. Bởi cho dù chúng ta thấy một chiếc máy bay bốc cháy trên bầu trời khi tấn công lên mục tiêu mặt đất thì chúng ta vẫn có quyền đưa ra ý kiến là nó bị bắn hạ hay tự rơi.

Lực lượng quân đội Nga vẫn tiếp tục điều tra và làm rõ nguyên nhân các sự cố.

Theo Komsomolskaya Pravda

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ