Liên hợp quốc: Số người cần hỗ trợ trên thế giới cao ở mức kỷ lục

GD&TĐ - Con số kỷ lục 168 triệu, tức cứ 45 người trên thế giới thì có 1 người sẽ cần sự hỗ trợ vào năm 2020, Liên hợp quốc (UN) cho biết hôm nay (4/12) và nói rằng họ sẽ cần 29 tỉ USD cho việc hỗ trợ này.  

Trẻ em đi nhặt rác ở Yemen
Trẻ em đi nhặt rác ở Yemen

Năm 2018, UN đã lên kế hoạch cho 146 triệu người cần thực phẩm, chỗ ở, chăm sóc sức khỏe, GD hoặc hỗ trợ cơ bản vào năm 2019, thể hiện tỷ lệ người cần hỗ trợ là 1/50.

Tuy nhiên, hơn 168 triệu người đã chứng minh cần được giúp đỡ và bảo vệ - Tổng thư ký Mark Lowcock phụ trách các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp giải thích trong một cuộc họp báo tại Geneva.

Ông Mark Lowcock cho biết, số người bị ảnh hưởng bởi xung đột, các sự kiện liên quan biến đổi khí hậu hoặc nền kinh tế sụp đổ nhiều hơn dự đoán của UN.

UN đặt mục tiêu ưu tiên giúp khoảng 109 triệu người này, những người còn lại sẽ do các tổ chức khác giúp đỡ hoặc ở ngoài tầm với. Để làm việc này, họ cần 29 tỉ USD.

Ông Mark Lowcock nói thêm rằng có những rủi ro đang nổi lên, biến đổi khí hậu đang khiến con người dễ bị tổn thương. 8 cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất thế giới đều có liên quan tới những cú sốc xung đột và khí hậu.

Ông cũng nói rằng UN lo ngại về sự suy thoái kinh tế toàn cầu, điều này có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của các quốc gia đang phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn.

Theo Liên hợp quốc, một lượng trẻ em kỷ lục đã bị chết và tàn phế vào năm 2019 do hậu quả của việc không tuân thủ luật pháp quốc tế gây ra.

Theo ông Lowcock, có sự gia tăng đáng chú ý trong các cuộc tấn công chống lại nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe, với 791 cuộc tấn công như vậy trong 9 tháng đầu tiên của năm 2019, làm 171 người chết.

Trẻ em tị nạn Syria trong một trại tị nạn
Trẻ em tị nạn Syria trong một trại tị nạn 

Năm 2018, 131 nhân viên cứu trợ đã thiệt mạng và 130 người bị bắt cóc trong 400 cuộc tấn công.

Yemen sẽ vẫn là nơi có cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới với gần 80% dân số, tức 24 triệu người, đang cần hỗ trợ.

Cuộc xung đột ở Syria đã tạo ra cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất thế giới, với 6,5 triệu người tị nạn trong khu vực này.

Tại Sahel của châu Phi, nạn đói đã đạt mức nghiêm trọng, trong khi ở Venezuela, cuộc khủng hoảng kinh tế khắc nghiệt vẫn khiến nhiều người phải rời đi.

Theo xu hướng hiện nay, nếu không làm gì để đối phó với nguyên nhân của các cuộc xung đột, biến đổi khí hậu, hơn 200 triệu người có thể cần hỗ trợ vào năm 2022 – UN dự đoán.

Theo Press TV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.