Liên hợp quốc kêu gọi dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu thực phẩm, phân bón từ Nga

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi nhanh chóng dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu phân bón và thực phẩm từ Liên bang Nga.

(Ảnh: IZVESTIA)
(Ảnh: IZVESTIA)

Ngày 11/11, văn phòng Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đưa ra lời kêu gọi trên. Họ nhấn mạnh, lập trường của LHQ về vấn đề này bị ảnh hưởng sau các cuộc đàm phán với phái đoàn Nga tại Geneva 2 ngày trước đó. Tại cuộc họp, các bên đã thảo luận về chi tiết của thỏa thuận ngũ cốc.

Cuối cuộc thảo luận, LHQ cho biết đã đạt được nhất trí về việc tạo điều kiện để các thị trường quốc tế tiếp cận thực phẩm, phân bón từ Nga.

Ngoài ra, lô phân bón xuất khẩu đầu tiên từ Liên bang Nga, trước đó được cho là bị chặn ở các cảng châu Âu, sẽ đến Cộng hòa Malawi trong tuần tới.

Ngày 11/11, Giám đốc điều hành David Beasley của Chương trình Lương thực Thế giới LHQ (WFP) nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận lương thực trên. Ông nói rằng tất cả các quốc gia nên hợp tác để mở rộng nó, bất kể mối quan hệ hiện tại với Nga.

Đồng thời, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov báo cáo về sự hiểu biết chung đạt được với LHQ về thỏa thuận ngũ cốc, nhưng không công bố chi tiết.

Ngày 7/11, Phó đại diện thường trực thứ nhất của Liên bang Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cho biết, LHQ đã hứa với Nga về việc dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu thực phẩm của Nga trong tương lai gần.

Thỏa thuận thực phẩm được ký vào ngày 22/7 tại Istanbul. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón Nga cho thị trường thế giới.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, việc gia hạn thỏa thuận (diễn ra sau 18/11), sẽ phụ thuộc vào phần của Nga trong thỏa thuận được thực hiện như thế nào. Theo bà, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ tiếp tục gây trở ngại cho việc thực hiện phần của Nga trong thỏa thuận, điều này đặt ra câu hỏi về tính hiệu lực của việc gia hạn.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ