Lịch thi đấu bóng đá ASIAD 2023 vòng 1/8

GD&TĐ - Dưới đây là lịch thi đấu cụ thể môn bóng nam ASIAD 2023 vòng 1/8.

Olympic Việt Nam sớm dừng bước ở vòng bảng ASIAD 2023.
Olympic Việt Nam sớm dừng bước ở vòng bảng ASIAD 2023.

Hiện đã xác định được 16 đội đội Olympic vượt qua vòng bảng môn bóng đá nam ASIAD gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar (bảng A); Iran, Saudi Arabia (bảng B); Uzbekistan, Hong Kong (Trung Quốc) ở bảng C; Nhật Bản, Palestine, Qatar (bảng D); Hàn Quốc, Bahrain, Thái Lan (bảng E); Triều Tiên, Indonesia, Kyrgyzstan (bảng F).

16 đội bóng lọt vào vòng 1/8 sẽ được chia thành 8 cặp đấu để tìm ra các đội chiến thắng giành quyền vào thi đấu tứ kết.

Trong số các đội bóng Đông Nam Á dự giải năm nay chỉ có Olympic Việt Nam sớm dừng bước ở vòng bảng. Cả Indonesia, Thái Lan và Myanmar đều giành vé đi tiếp khi nằm trong nhóm những đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất.

Các cầu thủ trẻ Việt Nam sẽ trở về CLB tập luyện ngay sau khi về nước. Điều này giúp các đội bóng của V.League và giải Hạng Nhất bớt đi phần nào rắc rối trong giai đoạn chuẩn bị sát mùa giải mới.

Olympic Việt Nam tham dự ASIAD 19 với lực lượng nòng cốt là U20. Tuy nhiên, vài người trong số đó, cộng thêm 2 cầu thủ được đăng kí suất quá tuổi, là những cầu thủ có suất thi đấu ở CLB, thậm chí là trụ cột.

Hiện chưa có đơn vị truyền hình nào ở Việt Nam công bố có bản quyền truyền hình ASIAD 2023 vì vậy, kết quả trận đấu sẽ được cập nhật khi trận đấu kết thúc.

Lịch thi đấu bóng đá ASIAD 2023 vòng 1/8

15h30, 27/9: Olympic Iran vs Olympic Thái Lan

15h30, 27/9: Olympic CHDCND Triều Tiên vs Olympic Bahrain

18h30, 27/9: Olympic Trung Quốc vs Đội xếp thứ 3 bảng D

18h30, 27/9: Nhì bảng C vs Nhì bảng D

18h30, 27/9: Olympic Hàn Quốc vs Olympic Kyrgyzstan

15h30, 28/9: Nhất bảng C vs Olympic Indonesia

18h30, 28/9: Olympic Ấn Độ vs Olympic Saudi Arabia

18h30, 28/9: Nhất bảng D vs Olympic Myanmar.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...