Lệnh trừng phạt phương Tây sẽ tấn công hạm đội bóng tối của Nga như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phương Tây tiếp tục tấn công vào "túi tiền" của Điện Kremlin, cố gắng tước đi các cơ hội tài chính để tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt.

Lệnh trừng phạt phương Tây sẽ tấn công hạm đội bóng tối của Nga như thế nào?

Gói trừng phạt chống Nga tiếp theo thứ 12 có thể bao gồm các hạn chế bán tàu chở dầu cho Moskva. Những hậu quả lâu dài của một chính sách kinh tế như vậy có thể là gì?

Như đã biết, trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, ngân sách Liên bang Nga đã được bổ sung khoảng 1/3 nguồn thu ngoại tệ từ việc bán dầu khí để xuất khẩu. Theo các nhà quan sát, không đánh vào "gót chân Achilles" sẽ là một sai lầm không thể tha thứ đối với phương Tây.

Không dễ để ngừng ngay việc sử dụng đường ống dẫn khí đốt của Nga, nhưng phương Tây đã dễ dàng tìm được nguồn thay thế dầu mỏ. Các vấn đề chỉ nảy sinh ở một số quốc gia châu Âu không có biển và trước đây phụ thuộc vào dầu của Nga được cung cấp qua đường ống Druzhba.

Đương nhiên Moskva bắt đầu vội vã tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm xuất khẩu chính của mình và tìm thấy người mua mới ở châu Á, nơi "vàng đen" từ Nga có thể được bán với giá chiết khấu.

Nhưng vấn đề mới ngay lập tức nảy sinh. Một mặt Ấn Độ yêu cầu giảm giá đáng kể. Mặt khác, phương Tây tiếp tục tấn công vào lĩnh vực hậu cần của Nga.

Do không có đường ống dẫn dầu từ Nga đến Nam Á nên dầu thô phải đi bằng đường biển, nơi Phương tây kiểm soát tuyệt đối thông qua quân đội to lớn và quyền lực “mềm”. Cách thứ hai thậm chí còn hiệu quả hơn ở một số khía cạnh.

Về mặt lịch sử, Vương quốc Anh là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tương hỗ (P&I) và bảo hiểm hàng hải (H&M), cũng như tổ chức quốc tế các câu lạc bộ bảo hiểm tương hỗ dành cho chủ tàu có trụ sở tại London.

Số liệu từ Foggy Albion cho biết, khoảng 90% tổng trọng tải thế giới được kiểm soát thông qua bảo hiểm vận tải. Nút thắt đặc biệt này xảy ra khi Brussels và London cùng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với việc vận chuyển dầu của Nga, bằng cách cấm bán bảo hiểm cho Moskva.

Một phản ứng bất đối xứng từ Nga chính là việc tạo ra cái gọi là đội tàu chở dầu “bóng tối”.

Trên khắp thế giới, các tàu chở dầu cũ được đăng ký ở những khu vực pháp lý trung lập bắt đầu được Nga mua nhanh chóng với số lượng lớn.

Kể từ năm ngoái, giá thành của các tàu cũ có công suất lớn đã tăng mạnh: tàu lớp Suezmax 15 tuổi với trọng tải 160 nghìn tấn đã tăng giá 58,5% và tàu chở dầu hạng có trọng tải từ 200 đến 320 nghìn tấn đã tăng giá 20,5%.

Theo công ty môi giới tàu BRS Group của Pháp, đội tàu chở dầu “bóng tối” của Nga lên tới hơn 1.000 chiếc, một nửa trong số đó có trọng tải 51 nghìn tấn.

Về mặt sơ đồ, các điểm thoát chính của dầu Nga thuộc diện bị trừng phạt là các cảng trên Biển Baltic và Novorossiysk trên Biển Đen. Dầu thô được chất lên tàu vận tải, chúng sẽ ra biển nhiều lần, tại đó nhiên liệu được chuyển sang siêu tàu chở dầu lớp Aframax, Suezmax hoặc VLCC.

Khi đã đầy khoang chứa, một siêu tàu chở dầu treo cờ của một cường quốc hàng hải thứ ba nào đó sẽ đi qua Kênh đào Suez và hướng tới Ấn Độ hoặc một nơi nào khác.

Phương Tây chuẩn bị tung ra gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga.

Phương Tây chuẩn bị tung ra gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga.

Có vẻ như Nga đã tìm ra cách hiệu quả để vượt qua lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên sắp tới các đối thủ của Moskva sẵn sàng tiến xa hơn trên con đường leo thang cấm vận.

Đầu tiên, đang có thảo luận liệu Đan Mạch có thể dừng và kiểm tra các tàu chở dầu của Nga đi qua vùng biển không có bảo hiểm của phương Tây hay không để tuân thủ luật môi trường của họ.

Thứ hai, những vấn đề tương tự có thể nảy sinh trong tương lai đối với các tàu của hạm đội “bóng tối” khi đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ và kênh đào Suez.

Thứ ba, Ủy ban Châu Âu có thể gây ra vấn đề cho Nga trong việc bổ sung hạm đội “bóng tối” của mình. Như đã lưu ý ở trên, Moskva đang dựa vào các tàu chở dầu cũ, tuổi sử dụng của chúng bị hạn chế một cách khách quan.

Sớm hay muộn, những con tàu cũ nát sẽ phải được gửi đi tháo dỡ, đổi lại là mua những chiếc khác. Theo nhận xét, gói trừng phạt thứ 12 có thể bao gồm các hạn chế đối với việc bán lại tàu chở dầu cho Nga.

Nói cách khác, cuộc chiến thương mại với phương Tây không phải là một cuộc chạy nước rút mà là chạy marathon. Những vấn đề tạo ra cho nước Nga ngày nay có thể quay trở lại ám ảnh Moskva trong trung hạn và về lâu dài, chúng sẽ trở thành gánh nặng thực sự. Vậy Điện Kremlin nên làm gì?

Theo chuyên gia nhận xét, Nga nên bắt đầu hành động một cách chủ động. Đặc biệt, cần tích cực đóng tàu trọng tải lớn để không phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài.

Một điều khá rõ ràng là cần phải phát triển các tuyến vận tải thay thế đi qua Kênh đào Suez và các trung tâm hậu cần khác không do phương Tây kiểm soát.

Tất nhiên chúng ta đang nói về Tuyến đường biển phía Bắc, đây sẽ trở thành tuyến đường xuyên suốt sau khi các siêu tàu phá băng hạt nhân thuộc dự án Leader được đưa vào hoạt động và cơ sở hạ tầng mặt đất đi kèm.

Nhưng chưa có gì đảm bảo cách thức trên sẽ mang lại thành công, đặc biệt khi phương Tây cho thấy họ sẵn sàng áp lệnh trừng phạt vào khách hàng mua dầu của Moskva, tương tự cách Mỹ thực hiện thông qua Đạo luật CAATSA nhằm vào vũ khí xuất khẩu của Nga.

Top 10 siêu tàu chở dầu lớn nhất thế giới.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ