Rác vũ trụ: Có khoảng 3.000 vệ tinh trong quỹ đạo và 8.000 vật thể do con người tạo ra |
Một vụ va chạm giữa một vệ tinh và một khối rác trong vũ trụ có thể khiến hàng ngàn mảnh vỡ bắn ra và phá hủy những vệ tinh khác.
Tín hiệu truyền hình, dự báo thời tiết, định vị toàn cầu và những kết nối viễn thông quốc tế… nằm trong số các dịch vụ dễ bị ảnh hưởng.
Phản ứng dây chuyền không kiểm soát được có thể khiến các vệ tinh thương mại hay dịch vụ không thể bay ở một số quỹ đạo.
Bản báo cáo trên cho rằng vũ trụ “ngày càng chật chội và mang tính cạnh tranh”.
Các phi hành gia của Trạm Vũ trụ quốc tế phải thay đổi hướng đi của mình để tránh rác vũ trụ |
Kể từ khi tàu Sputnick One được phóng vào vũ trụ 53 năm trước, nhân loại đã tạo ra một đống rác có lẽ bao gồm hàng chục triệu mảnh vỡ. Những mảnh rác bay quanh Trái đất bao gồm những tên lửa cũ, những vệ tinh bỏ đi và mảnh tên lửa.
Các nhà khoa học về tên lửa của Ấn Độ nói rằng chưa có vệ tinh nào được bảo vệ trước yếu tố phá hoại này”.
Lời cảnh báo trên đưa ra sau khi vụ va chạm lớn đầu tiên xảy ra giữa vệ tinh viễn thông Mỹ và tàu thăm dò vũ trụ Nga ở Siberia.
Vụ va chạm này có tốc độ ít nhất 24.000km/h và tạo ra một đám mây gồm 1.500 mảnh vỡ mà Trạm Vũ trụ quốc tế phải cố gắng né tránh.
Một cuộc thử tên lửa Trung Quốc năm 2007 đã tạo ra 150.000 mảnh vỡ vào không gian.
Hai sự kiện trên đã khuyến khích Mỹ hỗ trợ Liên hợp quốc khi tổ chức này đưa ra chỉ dẫn thúc giục các công ty và quốc gia ngưng xả rác vào quỹ đạo Trái đất.
Giám đốc văn phòng các vấn đề không gian của Liên hợp quốc nói: “Vũ trụ cần các chính sác và luật lệ để bảo vệ lợi ích chung”.
Hà Châu (Theo Dailymail)