Lãnh đạo Bộ GD&ĐT chia sẻ 5 bài học kinh nghiệm từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

GD&TĐ - Từ việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ 5 bài học kinh nghiệm.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ tại buổi họp báo Chính phủ chiều 6/7.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ tại buổi họp báo Chính phủ chiều 6/7.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 (chiều 6/7), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ một số thông tin liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; trong đó có 5 bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, trong mọi công tác, quy trình thi, để thành công, trước hết phải đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích chính đáng của người học và bảo đảm chất lượng giáo dục. Mọi khâu: từ xây dựng Quy chế thi, đề thi, coi thi, phương thức ra đề thi cho đến chấm thi đều phải đảm bảo chất lượng, tin cậy, công bằng cho thí sinh. Công tác tổ chức thi phải đảm bảo thuận tiện cho thí sinh, giảm áp lực, tốn kém cho xã hội.

Thứ hai, Kỳ thi luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp của các cấp. Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương cho thấy, vai trò của địa phương ngày càng cao, khi đó kỳ thi sẽ được kiện toàn, tổ chức tốt đẹp hơn.

Thứ ba, phân công trách nhiệm rõ ràng, từ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương cho đến trách nhiệm của cán bộ coi thi và đến tất cả những người làm thi.

Thứ tư, công tác tập huấn, tuyên truyền cho những người phục vụ kỳ thi được thực hiện bài bản, khoa học, nghiêm túc. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ đến học sinh, phụ huynh trong việc thực hiện Quy chế thi.

Một số sai phạm, vi phạm Quy chế xảy ra trong kỳ thi, một phần là do ý thức, nhận thức của học sinh, của người coi thi. Nếu chúng ta làm tốt công tác tập huấn, tuyên truyền thì giảm thiểu sai phạm.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, giúp cho kỳ thi diễn ra thành công tốt đẹp. Năm nay, không xảy ra sự cố gì đáng kể, có một vài sơ suất đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương xem xét.

Những việc gì cần xử lý kịp thời cũng đã xử lý kịp thời, những vấn đề còn lại sẽ tiếp tục được theo sát trong công tác chấm thi. “Sau khi công bố kết quả thi, chúng tôi sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm để kết thúc 10 năm quá trình đổi mới để chuẩn bị cho năm 2025” – Thứ trưởng trao đổi.

thitotnghiepthpt.jpg
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày 27-28/6. Theo Thứ trưởng, chúng ta có thể đánh giá kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Trong công tác thi, có 3 công đoạn/công tác chính: Làm đề, coi thi và chấm thi.

Năm nay, công tác làm đề thi tiếp tục được đảm bảo an toàn, bảo mật. Chất lượng đề thi được thí sinh, gia đình, các chuyên gia đánh giá cao ở mức độ phù hợp và thực hiện 3 mục đích: đánh giá công tác dạy - học ở các địa phương, nhà trường; xét tốt nghiệp THPT; là căn cứ để các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề xét tuyển đầu vào.

Công tác tổ chức thi diễn ra rất ổn định, không có sự cố gì đáng kể. Kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương.

Thứ trưởng thông tin, việc chấm thi đang được tiến hành khẩn trương, dự kiến trước ngày 17/7 sẽ có đầy đủ kết quả để thông báo kịp thời tới thí sinh và xã hội.

Nhận xét chung về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Thứ trưởng đánh giá: Kỳ thi diễn ra nhẹ nhàng, giảm áp lực, tốn kém cho xã hội, bảo đảm tin cậy, trung thực và đánh giá được năng lực của học sinh. Qua nhiều năm, kỳ thi đã đi vào ổn định và ngày càng tốt hơn.

“Khi tổ chức kỳ thi, đứng trước các cổng trường học, nếu không để ý thì không biết trong đó đang diễn ra thi tốt nghiệp THPT” – Thứ trưởng chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.