Làng tái chế từ bom đạn

Từ việc tái chế các sản phẩm của đạn bom thành những vật dụng đơn giản nhưng rất cần thiết cho cuộc sống, người dân Napie (Xiêng Khoảng – Lào) đã có việc làm và nguồn thu nhập.

Làng tái chế từ bom đạn

 

Xiêng Khoảng (CHDCND Lào) thường được nhớ đến với địa danh cánh đồng Chum huyền bí. Nhưng nơi đây còn được biết đến là một vùng đất hầu như đã bị san phẳng do phải gánh chịu hàng triệu tấn bom đạn mà đế quốc Mỹ đã trút xuống trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

40 năm đã qua, kể từ khi cuộc chiến kết thúc, nhưng trên các cánh rừng, thửa ruộng, vườn cây của Xiêng Khoảng vẫn còn đầy rẫy bom mìn và cũng đã từng ấy năm, những người dân nơi đây phải thích nghi để có thể tồn tại. Họ vẫn phải sống và tìm cách mưu sinh bên những “lưỡi hái của tử thần”.

Đã có nhiều sáng kiến được người dân nghĩ ra để có thể biến bất hạnh thành thế mạnh. Biến những dụng cụ giết người trong chiến tranh trở thành những vật dụng hữu ích phục vụ cuộc sống, góp phần nâng cao thu nhập là một trong những cách làm mà bà con nông dân bản Napie đã và đang thực hiện.

Vốn là một bản nhỏ nằm ngay trong khu vực cánh đồng Chum, người dân Napie cũng giống như hầu hết các bản làng khác trong vùng, đã gặp rất nhiều khó khăn khi ruộng vườn, đất canh tác bị ô nhiễm nặng nê do tình trạng bom mìm còn sót lại sau chiến tranh. Nhưng cách đây chừng 15 năm, khi bà con được học cách chế tạo những đồ vật gia dụng từ những nguyên vật liệu sẵn có quanh nhà – các mảnh bom mìn, cuộc sống của người dân đã dần đổi khác.

Anh Xieng Phaeng – người dân làng Napie cho biết: “Trước đây, tôi làm rẫy, làm ruộng chỉ đủ ăn và dư một ít tiền. 15 năm trở lại đây, tôi làm nghề này và kiếm được nhiều tiền hơn, mua được xe và có điều kiện cho con đi học, cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn 15 năm trước”.

Tiếng lành đồn xa, những sản phẩm đơn sơ như chiếc thìa, đôi đũa nhưng có nguồn gốc xuất xứ đặc biệt từ bom đạn do bà con bản Napie chế tạo đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của người tiêu dùng, nhất là đối với các du khách đến từ châu Âu hay châu Mỹ.

Từ những chiếc thìa đơn sơ, đến nay, bà con nhân dân bản Napie đã sáng chế và đúc ra được ngày một nhiều các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang dấu ấn riêng và có sức hấp dẫn đối với những ai muốn tìm một kỷ vật ghi lại dấu ấn của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.