Lần đầu tiên trao giải  báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử”

GD&TĐ - Chiều nay (18/11), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết trao giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử”.

Ban tổ chức trao giải Nhất cho các tác giả.
Ban tổ chức trao giải Nhất cho các tác giả.

Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc; cùng đại diện Hội Nhà báo Việt Nam,….

Theo Ban tổ chức, Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử” là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước.

Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử” được tổ chức nhằm cụ thể hóa nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời tiếp tục khẳng định “Văn hóa là nền tảng, là động lực để phát triển xã hội”. Giải báo chí cũng góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí trên phạm vi cả nước, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội trong việc sáng tạo các tác phẩm báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử”; đồng thời, góp phần triển khai hưởng ứng tích cực Giải báo chí về chủ đề “Văn hóa ứng xử”.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Giải báo chí về văn hóa ứng xử được tổ chức, là hoạt động có ý nghĩa trong việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước.

“Các tác phẩm tham gia giải đảm bảo tính chân thực, người thật, việc thật, có tính chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị, có tính phát hiện; phương pháp thể hiện sáng tạo, hấp dẫn. Đối tượng phản ánh là những tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, những kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong văn hóa ứng xử, trên các lĩnh vực văn hóa ứng xử trong gia đình, trường học, bệnh viện, công sở, nơi công cộng...” – Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo đánh giá.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, để có được những tác phẩm báo chí tiêu biểu về các chủ đề trên, phải kể đến công sức lao động của các anh, chị, em phóng viên, biên tập viên đã bám sát thực tiễn cuộc sống, phản ánh sâu sắc, toàn diện những tấm gương người tốt, việc tốt, những cách làm hay, những điển hình tiên tiến để biểu dương, nhân rộng; đấu tranh phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội Hoàng Thị Hoa và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc trao giải Nhì cho các tác giả.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội Hoàng Thị Hoa và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc trao giải Nhì cho các tác giả.

Theo Ban tổ chức, cuộc thi đã nhận được 358 tác phẩm ở 5 thể loại báo in, báo điện tử, báo hình, báo nói và ảnh báo chí, của gần 70 tác giả, nhóm tác giả đến từ hơn 60 cơ quan báo chí và đông đảo cộng tác viên trên toàn quốc. Qua hai vòng Sơ khảo và Chung khảo, BTC đã lựa chọn 37 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất và 8 cơ quan báo chí tích cực tham gia và đạt nhiều giải.

Tại buổi lễ, BTC đã trao 8 giải tập thể (1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 5 giải Khuyến khích). Với giải cá nhân: Thể loại báo in 9 tác phẩm; báo điện tử 8 tác phẩm; Ảnh báo chí có 5 tác phẩm; thể loại báo hình có 8 tác phẩm; thể loại báo nói có 7 tác phẩm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.