(GD&TĐ) – Những người làm công việc tình nguyện không vì những lý do cho bản thân mình như giúp đỡ người khác, sẽ sống lâu hơn những người không làm việc này. Tuy nhiên, những người làm công việc tình nguyện vì những lý do vị kỷ sẽ không có được kết quả như trên.
(ảnh minh họa: Internet) |
Nhà nghiên cứu Sara Konrath của ĐH Michigan, Mỹ và các đồng sự đã xem những kết quả nghiên cứu đối với 10.317 cư dân Wisconsin từ khi họ tốt nghiệp trung học năm 1957 cho tới hiện tại. Năm 2008, độ tuổi trung bình của những người tham gia là 69, một nửa số đó là nữ giới.
Một số người có động cơ hướng về người khác nhiều hơn, như: “Tôi cảm thấy giúp người khác là quan trọng” hay “Tình nguyện là hoạt động quan trọng để giúp những người mà tôi biết”. Tuy nhiên, những người khác lại có các lý do cá nhân nhiều hơn, như: “Tình nguyện giúp tôi thoát khỏi những phiền toái của mình” hay “Tình n guyện khiến tôi cảm thấy tốt hơn về bản thân”.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh câu trả lời của những người tham gia với cá thông tin về sức khỏe được thu thập từ năm 1992, họ cũng xem xét các vấn đề kinh tế xã hội như sức khỏe tâm thần, hỗ trợ xã hội, tình trạng hôn nhân, bao gồm các yếu tố nguy cơ tới sức khỏe như thuốc lá, việc sử dụng rượu….
Kết quả cho thấy những người tình nguyện vì các lý do vị tha có tỷ lệ tử vong thấp hơn những người không làm công việc tình nguyện. Trong số 2.384 người không làm công việc tình nguyện, 4,3% đã chết trong 4 năm sau đó, con số này ở những người làm tình nguyện vì lý do vị tha là 1,6%.
Những người nói rằng họ làm tình nguyện để thỏa mãn cá nhân cũng có tỷ lệ tử vong gần giống như người không làm tình nguyện (4%).
Phương Hà (Theo Live Science)