Làm thử nhiều công việc khác nhau để tìm ra ngành mình thích

GD&TĐ -  Nếu chưa biết mình thích ngành nào, bạn có thể làm thử nhiều công việc khác nhau, từ đó tự tìm cho mình câu trả lời về nghề nghiệp tương lai.

Làm thử nhiều công việc khác nhau để tìm ra ngành mình thích.
Làm thử nhiều công việc khác nhau để tìm ra ngành mình thích.

Có chính kiến với sở thích của mình

Hướng nghiệp luôn là một điều rất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của mỗi người ở độ tuổi trưởng thành. Vì thế, để chọn lựa được hướng đi chuẩn xác không phải là việc một sớm một chiều, mà nó là một cuộc hành trình dài. Trong chuyến hành trình đó, không chỉ có dấu chân độc hành của riêng con trẻ mà còn phải có sự đồng hành và hỗ trợ của gia đình và nhà trường.

Theo các chuyên gia hướng nghiệp, việc đầu tiên các em cần phải làm trước khi đưa ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân đó chính là loại bỏ và vượt qua những rào cản đến từ gia đình và xã hội. Tuy rằng, xã hội hiện nay đang ngày càng phát triển vượt bậc, con người được tiếp xúc với nhiều nền văn minh tiên tiến nhưng tại nước ta vẫn tồn tại một số quan điểm chưa thực sự phù hợp về nghề nghiệp.

Nhiều gia đình vẫn còn bắt ép con cái nên nối nghiệp truyền thống của ông bà để lại hoặc lựa chọn những ngành nghề đúng theo mong muốn của cha mẹ. Nhiều người luôn có quan điểm nên chạy theo các xu hướng số đông, chọn những nghề nghiệp hot, thu nhập cao hoặc có một số nghề luôn được gắn nhãn mác như bác sĩ, giáo viên, ngân hàng,…

Nếu không thể vượt qua được những rào cản to lớn này thì bạn sẽ dễ bị cuốn theo lối mòn, dễ đưa ra những quyết định không phù hợp với bản thân. Do đó, trước tiên bạn cần phải có chính kiến, không được phụ thuộc quá nhiều vào gia đình hoặc những tác động nghề nghiệp từ bên ngoài.

Để có thể biết được bản thân phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề nào thì bước tiếp theo bạn cần phải thực hiện đó chính là dành thời gian để tìm hiểu thông tin về các ngành nghề khác nhau hiện có trong xã hội. Mỗi nghề nghiệp sẽ có những đặc trưng riêng biệt, những tính chất và yêu cầu khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết rõ những kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực để dễ dàng đánh giá xem bản thân sẽ phù hợp với điều gì.

Theo các chuyên gia, các em phải xác định rõ về đam mê, sở trường của chính mình. Hãy tự trả lời cho các câu hỏi, “Bạn yêu thích điều gì?”, “Bạn có thể làm tốt điều gì?”. Nhiều người thường hay cho rằng, những việc mà bản thân yêu thích cũng chính là những gì mà họ làm tốt nhất. Tuy nhiên, trên thực tế đôi lúc không phải thế, có những việc thực sự bạn rất đam mê nhưng lại chưa hẳn là điều bạn giỏi nhất.

Ngược lại, nếu các em có tài năng về một vấn đề gì đó thì lâu dài bạn sẽ cảm thấy thích thú về điều đó. Nghề nghiệp cũng như thế, khi bạn có thế mạnh về một lĩnh vực nào đó thì chắc chắn bạn sẽ dần cảm thấy yêu thích công việc đó. Chính vì thế, việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cần phải phụ thuộc nhiều về những điểm mạnh mà bạn đang sở hữu.

Các em có thể đánh giá thế mạnh của mình qua những thành tích, kết quả đã từng đạt được trong quá khứ hoặc có thể nhờ đến người thân, bạn bè, gia đình hay thầy cô cùng đưa ra những lời nhận xét khách quan. Đôi lúc bản thân bạn có thể khó nhận biết về những tiềm lực của mình nhưng những lời khen, sự đánh giá của những người thường xuyên tiếp xúc với bạn cũng có thể cho bạn được đáp án chính xác nhất. Từ đây, các em có thể xác định các bước tiếp theo trong hành trình tìm ra nghề phù hợp.

Nếu các em có tài năng về một vấn đề gì đó thì lâu dài bạn sẽ cảm thấy thích thú về điều đó.
Nếu các em có tài năng về một vấn đề gì đó thì lâu dài bạn sẽ cảm thấy thích thú về điều đó.

Trau dồi kỹ năng mềm cho ngành nghề định hướng

Để định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho bản thân thì bạn không được bỏ qua bước quan trọng này. Việc lập ra danh sách về các yếu tố có liên quan đến nghề nghiệp mà bạn mong muốn trong tương lai sẽ giúp bạn càng hiểu rõ hơn về nó. Từ đó sẽ dễ dàng trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng phù hợp với sự lựa chọn của bản thân.

Nếu bạn có thể đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh nghề nghiệp mong muốn của mình thì bạn sẽ càng dễ dàng hơn trong việc xác định nó. Từ những yếu tố này, bạn sẽ biết rõ về những điều bản thân đang đáp ứng tốt và những điều chưa thực sự hoàn chỉnh để có thể điều chỉnh, rèn luyện tốt hơn.

Sau khi đã xác định được cụ thể về ngành nghề mà bản thân yêu thích và lựa chọn cho tương lai thì bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới, đặc biệt là những kỹ năng mềm. Trong thực tế, muốn có được thành công thì những kiến thức chuyên môn chỉ chiếm khoảng 30%, 70% còn lại sẽ phải phụ thuộc vào những kỹ năng mềm mà bạn đã học hỏi và tích lũy trong quá trình sống.

Nếu có điều kiện và thời gian bạn nên đăng kí tham gia thêm các khóa học kỹ năng tại các lớp học hoặc câu lạc bộ của trường. Hoặc bạn cũng có thể tích cực tham gia vào những hoạt động cộng đồng, xã hội để vừa biết thêm những điều bổ ích và mở rộng thêm các mối quan hệ tốt đẹp. Bên cạnh đó, khi đào sâu vào các kỹ năng, bạn sẽ càng xác định cụ thể hơn về công việc phù hợp với bản thân mình trong tương lai.

Bước cuối cùng để hoàn thành việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân đó chính là bạn phải tự mình khám phá và trải nghiệm điều đó.

Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn cũng nên bắt đầu đi làm thêm để có thể học hỏi, va chạm nhiều hơn với xã hội.Tuy nhiên, thay vì cứ tập trung vào nghề nghiệp mà mình đang hướng đến thì bạn cũng nên đa dạng các công việc của bản thân để có tham nhiều trải nghiệm và sự lựa chọn.

Có thể định hướng ban đầu của bạn là tốt nhưng đôi khi bước vào thực tế nó lại không phù hợp với bạn. Do đó, khi còn trẻ, hãy cứ thử nghiệm những công việc khác nhau, làm ở nhiều vị trí để có thể hiểu rõ hơn về bản thân, đồng thời có những sự điều chỉnh tốt nhất cho định hướng tương lai. Đây cũng được xem là cách chính xác và nhanh nhất để giúp bạn tìm ra được nghề nghiệp mà bản thân phù hợp và nên phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.