GD&TĐ - Hồi ức tuổi thơ là “nguồn nước ngầm” dung dưỡng, tưới mát cho tâm hồn ta, nhưng đôi khi cũng là những “khoảng tối” sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chúng ta cho đến khi lớn lên.
Chuyên gia tâm lý học Tuệ An giải thích rằng, nhận thức về đứa trẻ bên trong có thể giúp bạn nghĩ về những năm tháng nhẹ nhàng và vô tư trước đây. Sống lại với những niềm vui của tuổi thơ có thể là một cách tuyệt vời để đối mặt với khoảng thời gian đầy thử thách trong hiện tại.
Nhưng thực tế, không phải ai sinh ra cũng đã có cuộc đời “thuận buồm xuôi gió”. Đa số chúng ta đều có những trải nghiệm không vui thời thơ ấu. Có những người tổn thương xuất hiện từ những ngày còn thơ bé đến bây giờ vẫn còn hằn sâu chưa thể chữa lành.
Dưới đây là 3 cách để chữa lành tổn thương tuổi thơ, từ đó giải quyết được một số vấn đề tâm lý mà bạn đang gặp phải.
1. Đối mặt
Càng sợ hãi, càng đau khổ, càng bế tắc… càng phải đối mặt với nó. Đối mặt để nhìn nhận và đào xuống tầng sâu nguyên nhân của nỗi đau ta mới có thể chuyển hóa và vượt qua. Vì trốn tránh chỉ là phương án nhất thời ta tự thôi miên mình, cố gắng chôn sâu nỗi đau nhưng nó đâu thể biến mất: Vẫn tồn tại và càng đau hơn mỗi lần nỗi đau ùa về.
2. Biết ơn nỗi đau
Đâu phải ai cũng sống một đời hoàn hảo, mỗi bước chân đều được lót thảm, hành trình cuộc đời thuận lợi chẳng chông gai? Tưởng thế là hạnh phúc nhưng đó cũng là một loại thiệt thòi, những người cuộc đời quá bình yên nội lực thường yếu; khi biến cố ập đến họ gục ngã, bế tắc loay hoay không tìm ra hướng đi. Biết ơn nỗi đau đã cho ta thêm bài học, nhờ nỗi đau ta mạnh mẽ, vững chãi hơn; những khó khăn trước mắt không còn quá đáng sợ nữa.
3. Biết yêu thương và chăm sóc bản thân mình
Tổn thương do người khác gây ra nhưng chữa lành được hay không dựa vào chính mình. Tổn thương càng lớn hơn và khó chữa lành khi ta luôn mong cầu người khác phải quan tâm.
Nhưng có một sự thật là, chẳng ai có thể yêu thương bạn khi bạn không yêu thương mình! Hãy ngừng mang “rác” và tiêm “thuốc độc” cho bản thân mà hãy quay về chăm sóc, yêu thương, vỗ về đứa trẻ đang tổn thương.
Hơn hết, cô đơn không có người sẻ chia và lắng nghe khiến tổn thương càng lớn. Thay vì chữa lành không có phương pháp, hãy chọn một lộ trình rõ ràng được xây dựng khoa học để chữa lành từ gốc rễ; ở đó bạn có người lắng nghe tâm sự, đưa ra lời khuyên và hướng đi phù hợp.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - 17 gắn bó với trẻ mầm non ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, cô Loan luôn tâm niệm trẻ cần có sự yêu thương, chăm sóc cẩn thận để ươm mầm non tương lai.