Làm sao để bé không ghen tỵ với em

Làm sao để bé không ghen tỵ với em

Tôi có một con trai 27 tháng tuổi. Tôi đang mang thai và sẽ sinh vào cuối năm nay. Bé lớn hầu như chưa biết tới sự có mặt của em.

Thỉnh thoảng tôi cũng nói với con về em bé trong bụng, cháu chỉ nghe rồi xoa xoa bụng mẹ, sau đó quên ngay. Cháu rất bám mẹ, lúc nào cũng đòi mẹ bế. Cháu cũng hay ghen, có bạn hàng xóm hay trẻ con nhà anh chị tới, mẹ bế là con giằng ra, không cho. Tôi rất lo sau này sinh em bé thì con sẽ ghen tỵ, hoặc có cảm giác bị bỏ rơi. Ngay từ bây giờ, tôi nên làm thế nào? (Bích Ngọc)

chiem1-7356-1385779992.jpg
Ảnh minh họa: Minh Thùy.

Trả lời:

Việc trẻ ganh tỵ với anh chị em là điều bình thường, nhất là trong giai đoạn còn nhỏ. Trẻ sẽ thể hiện bằng những phản ứng khác nhau, từ phản ứng tiêu cực như tỏ ra buồn bã, khó chịu hay cáu gắt hoặc tích cực hơn với những hành động như cháu trai đã thể hiện với những trẻ khác.

Chị cũng không nên quá lo lắng, vì việc chưa biết đến sự có mặt của đứa em cũng là điều bình thường trong độ tuổi này. Nhưng chị cần có những ứng xử phù hợp hơn, vừa tỏ ra vui vẻ, quan tâm đến trẻ nhiều hơn, nhưng không nhất thiết phải dành cho trẻ nhiều thì giờ mà phải tập cho bé có khả năng tự chủ hơn trong các hoạt động cá nhân. Mẹ hãy tập cho trẻ sớm biết cách tự ăn, tự ngủ và tự chơi. Trong các hoạt động này cũng cần có sự phối hợp với người bố.

Việc tập cho trẻ có khả năng tự chủ sớm sẽ giúp cho bé không quá gắn bó với mẹ, và khiến trẻ không lấy làm khó chịu hay buồn bực khi thấy xuất hiện một nhân vật thứ hai. Ngoài ra, khi sinh em bé, chị cũng vẫn cần tỏ ra quan tâm, hỏi han trẻ và hãy nhờ con làm giúp mình một số việc trong hoạt động chăm sóc đứa em.

Khi trẻ tỏ ra bực tức hay có những hành động thiếu thiện chí chúng ta nên bỏ qua, không phê phán hay trách móc, vì ngay cả người lớn như ông bố cũng sẽ có thái độ ganh tỵ với đứa con, nếu bé nhận được quá nhiều sự chăm sóc của người mẹ. Vì thế, một thái độ công bằng, biết quan tâm hỏi han và tỏ ra cần có sự chăm sóc ngược lại sẽ giúp cho cả bố lẫn con bớt đi phần nào sự ganh tỵ và có những phản ứng hợp lý hơn trong việc bày tỏ cảm xúc với cháu bé mới sinh.

Chuyên viên tâm lý Lê Khanh
Trung tâm tâm lý giáo dục Rồng Việt Vũng Tàu

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.