Làm sạch thịt bằng máy sục ozone có hại không?

Không ít gia đình có thói quen, tất cả thực phẩm từ rau, củ, quả đến thịt, cá đều cho vào… máy sục ozone và quan niệm: Sục càng lâu càng sạch!

Làm sạch thịt bằng máy sục ozone có hại không?

Tại buổi tọa đàm về khả năng khử khuẩn và sự an toàn đối với sức khỏe của máy khử độc ozone sáng 19/9, GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu - Phó chủ tịch hội đồng khoa học TP. Hà Nội cho biết, ozone độc hay không độc chủ yếu là do liều lượng sử dụng.

Nếu liều lượng trong ngưỡng cho phép thì máy khử độc ozone có tác dụng tốt, hỗ trợ để làm sạch thực phẩm (rau, quả, thịt…) giúp thực phẩm an toàn hơn và không gây độc, nhưng nếu liều lượng vượt ngưỡng thì có khả năng gây độc.

Lam sach thit bang may suc ozone co hai khong? - Anh 1

Thịt, cá nếu sục lâu trong máy sục ozone sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Chỉ nên sục nhanh để khử mùi. Ảnh minh họa

GS Trần Vĩnh Diệu cũng nhấn mạnh, về nguyên lý thì ozone có thể khử được các chất hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, song muốn khử được thì lại phải sử dụng liều lượng ozone cao nên nếu các máy ozone quảng cáo, vì thế không nên đặt vấn đề rằng máy khử khuẩn ozone có thể khử được các chất này.

Máy ozone khử khuẩn có thể phá vỡ được các cấu trúc hữu cơ như hóa chất bảo vệ thực phẩm, vậy máy này cũng có thể phá vỡ được chất hữu cơ, dinh dưỡng trong thực phẩm?

Trả lời câu hỏi này, GS Nguyễn Hoàng Nghị, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, cơ chế oxy hóa chỉ diễn ra trên bề mặt thực phẩm, để rất lâu mới tấn công vào tế bào bên trong của thực phẩm.

“Do đó nếu sử dụng ozone khử khuẩn rau trong thời gian đúng khuyến cáo không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng, kể cả thịt cũng vậy. Tuy nhiên, các nhà khoa học không khuyến cáo sử dụng máy khử khuẩn ozone với thịt tươi sống, nếu có chỉ khuyến cáo ngâm thịt ôi trong khoảng 5 phút để khử mùi, còn nếu cho thịt vào khử khuẩn lâu bằng máy ozone không có hiệu quả mà có thể còn làm mất đi chất dinh dưỡng trong thịt. Ngay cả với rau quả, nếu sử dụng khử khuẩn ozone thì cũng phải rửa sạch 2, 3 nước bằng nước sạch rồi mới đưa vào khử khuẩn mới đảm bảo hiệu quả” – GS Nghị phân tích.

Theo các nhà khoa học, ozone là chất có khả năng oxy hóa cao hơn, mạnh hơn nhiều so với clor và có khả năng diệt khuẩn gấp khoảng 3.000 lần so với cloramin. Chất này có thời gian sống ngắn (chỉ khoảng 5-10 phút) nên cũng không đọng lại trong nước, trong thực phẩm sau khi đã xử lý.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.