Nhằm giải quyết những vấn đề của thế kỷ 21, chúng ta cần hợp tác cùng các con để tìm ra những giải pháp của thế kỷ 21, bằng ngôn ngữ của niềm vui và hạnh phúc.
Reggio Emilia Approach® là hướng tiếp cận trong giáo dục cho trẻ mầm non được Loris Malaguzzi (1920-1994) – nhà tâm lý học người Ý phát triển. Hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach® tin rằng: Trẻ em cần được trao tự do và cơ hội để quan sát, nghe ngóng, tưởng tượng, tìm nguyên nhân, khái niệm hóa sự vật hiện tượng, phát triển khả năng tưởng tượng và thỏa mãn trí tò mò trong suốt quá trình học hỏi.
Tương lai vạn biến
Giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để thích ứng, kế thừa và cải tạo cuộc sống trong tương lai nhiều biến số. Tại Little Em’s Pre-school, trường mầm non đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam giảng dạy theo hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach®, giáo dục cho phép những đứa trẻ học, hiểu và chung sống, từ đó phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhiều bối cảnh khác nhau.
Điều này được thể hiện rõ nét tại khu vực chung của trường – nơi được gọi là “piazza” - đặt tên như một thành phố thời Phục hưng. Piazza là ngã tư giao thoa những ý tưởng, nơi trẻ em, cả nam và nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau đến cùng nói chuyện, tranh luận, tự do chạy nhảy vui chơi.
Dựa trên những nguyên tắc hành động của sự tựdo, với nhiều quan điểm khác biệt về văn hóa, chính trị, tôn giáo; giáo dục theo hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach® mang ý nghĩa đối thoại, tham gia, lắng nghe và thấu hiểu, là điểm gặp gỡ của tự do, dân chủ và đoàn kết.
Tại đây, những dự án cá nhân và tập thể sẽ thực hiện có thể là bất cứ điều gì thu hút sự chú ý của trẻ, và được chính trẻ đưa ra, ví dụ như xây dựng một công viên cho đàn gà trong vườn trường. Từ đó, mục tiêu của trẻ được mở rộng, trẻ tham gia vào chuẩn bị bản nháp, thảo luận, tư vấn với chuyên gia giáo dục, hợp tác để đưa ra giải pháp cho tình huống mà chúng xem như một vấn đề.
“Reggio Emilia Approach® được cấu tạo như một hệ thống giáo dục giúp cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Tại Little Em’s Pre-school, giải pháp được đưa ra bởi trẻ. Trẻ chủ động, độc lập tham gia vào quy trình thực hiện dự án với tinh thần vui vẻ và trách nhiệm”, cô Phan Thị Tùy Anh, giáo viên Little Em’s của trường cho biết.
Giáo trình được phát triển do… trẻ
Dựa trên hướngtiếp cận Reggio Emilia Approach® – nguồn cảm hứng của những nhà giáo dục sớm trên thế giới, cô Phạm Ngọc Châm, giáo viên tại Little Em’s chia sẻ thêm: “Không giống hệ thống giáo dục truyền thống, hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach® không bị bó buộc bất kỳ giáo trình định sẵn nào. Trong hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach®, trẻ em phát triển thông qua việc tham gia vào các dự án, dựa trên sự quan tâm, tò mò và khám phá của trẻ. Có thể nói, hướng tiếp cận này sử dụng ‘giáo trình phát triển do trẻ’ (curriculumdeveloped by children) thay vì ‘giáo trình được soạn thảo cho trẻ’ (curriculum prepared for children)”.
Little Em’s Pre-school cũng đã hợp tác cùng Global Embassy, Project Zero của Harvard Graduate School of Education trong việc triển khai dự án “Growing Up to Shape Our Place in the World – Trưởng thành để định hình chúng ta trong thế giới”. Dự án kéo dài 10 năm, hướng đến việc mang lại những hoạt động giáo dục mầm non chất lượng, nuôi dưỡng năng lực toàn cầu bắt nguồn từ bối cảnh địa phương và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Trong dự án này, đội ngũ tinh hoa những nhà giáo dục sáng tạo sẽ thiết kế một chương trình giáo dục quốc tế bắt nguồn từ gốc văn hóa địa phương cùng với cách tiếp cận giáo dục sớm và Global Embassy, cũng như Little Em’s Pre-school sẽ đóng vai trò là trung tâm cho sự đổi mới. Dựa trên những nghiên cứu về nghệ thuật và tư duy của triết gia Nelson Goodman, nhà tâm lý học Howard Gardner và Jerome Bruner, môi trường học tập được thiết kế là nơi trẻ tham gia bằng nhiều cách khác nhau để hiểu biết về bản thân chúng và môi trường xung quanh, để xây dựng mối quan hệ và hiểu những lăng kính khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ, niềm tin; để giao tiếp và xây dựng tính nhân văn, chủ động tạo nên một xã hội bền vững và toàn diện.
Little Em’s Pre-school có những “xưởng nghệ thuật” mang tên “mini atelier”. Trong đó, trẻ được tham gia vào các hoạt động đa dạng như vẽ lên tường bằng nhiều kỹ thuật, làm gốm, nặn đất sét, nặn tượng nhỏ, thiết kế tiểu cảnh trong những chiếc hộp, di chuyển ánh sáng… Không gian nghệ thuật của workshops là nơi mang đến cơ hội cho trẻ diễn tả và biểu đạt, suy nghĩ, cảm xúc của chúng qua nhiều cách khác nhau.
Ngoài ra, documentation, hay “documentazione” trong tiếng Ý là một trong những nhântố quan trọng nhất cấu tạo nên hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach®. Documentation là những bộ hồ sơ ghi lại quá trình học hỏi và tiến bộ của trẻ, thông qua hình ảnh, video và mô tả từ giáo viên. Khác với cách hiểu thông thường, “documentation không nói về kết quả mà kể lại những trải nghiệm, kinh nghiệm của các con. Mục đích của documentation không phải là cho thấy hoạt động của trẻ,mà giải thích về quy luật giáo dục của hoạt động cho tất cảthành viên trong trường, và điều này rất quan trọng trong quá trình hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ”, cô Châm chia sẻ.
Trong hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach®, trẻ được khuyến khích tham gia vào cả dự án ngắn và dài hạn tùy theo sở thích của chúng. “Khung thời gian không tuân thủtheo thời gian biểu cứng nhắc mà theo nhịp độ của từng đứa trẻ. Trường học được xem như một nhà nước đơn nhất thực sống, một nơi cùng tồn tại để trao đổi mối quan hệ giữa người lớn và trẻ nhỏ. Trường học cũng là nơi học sinh có thể suy nghĩ, thảo luận, học cách làm việc bằng cách tương thích giữa điều chúng biết và điều chúng chưa biết, giữa khó khăn, thất bại và kỳ vọng, thành công”, Malaguzzi (1993) viết.
Ba mẹ cần hiểu rằng: nếu công việc của trẻ không phản ánh đúng kỳ vọng và ước mơ, chính trẻ sẽ là người thay đổi nó. Điều cần thiết cho con là khả năng suy nghĩ sâu sắc, bình luận và đánh giá về sự vật, hiện tượng. Điều quan trọng hơn là để trẻ trải nghiệm hoạt động, mắc sai lầm và thay đổi quyết định sai lầm sau đó. Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến khả năng giải quyết vấn đề - điều mà những công dân toàn cầu cần được trang bị cho tương lai.