Lâm Đồng: Khởi tố hình sự vụ hơn 600 cây thông bị đầu độc

GD&TĐ - Hạt kiểm lâm huyện Lâm Hà đã khởi tố vụ án hình sự, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Công an huyện Lâm Hà tiếp tục điều tra, xử lý.

Các thân cây thông bị đục lỗ khiến cây chết dần dần. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Các thân cây thông bị đục lỗ khiến cây chết dần dần. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Lâm Hà đã phê bình, rút kinh nghiệm đối với tập thể UBND xã Gia Lâm. Phê bình, rút kinh nghiệm đối với ông Đào Văn Hinh - Chủ tịch UBND xã Gia Lâm, bà Nguyễn Thị Thủy - nhân viên BQL rừng phòng hộ Nam Ban, ông Chử Minh Hiếu - nhân viên BQL rừng phòng hộ Nam Ban.

Ông Trần Văn Tri - Đội trưởng Đội bảo vệ rừng chuyên trách số 4 (BQL rừng phòng hộ Nam Ban) nhận mức xử lý phê bình, rút kinh nghiệm và cho thôi giữ chức đội trưởng.

Hiện nay, Công an huyện Lâm Hà đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, xác minh, truy tìm những kẻ liên quan đến vụ tàn phá hơn 600 cây thông để xử lý nghiêm.

Trước đó, vào thời điểm tháng 11 vừa qua, lực lượng chức năng phát hiện 674 cây thông bị khoan lỗ chi chít trên thân cây với diện tích khoảng 16.800m2 tại thôn 6, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà. Tại hiện trường, toàn bộ những cây thông 3 lá có đường kính từ 20 - 30cm lá đã chuyển màu đỏ.

Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng phát hiện có một chai nhựa đựng thuốc diệt cỏ nghi là dùng để đổ vào các lỗ khoan trên những cây thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.