Làm đề Địa lý thi THPTQG 2018, nhớ đọc từ khóa nhận diện

GD&TĐ - Theo các thầy cô giáo tổ môn Địa lý Trường THCS và THPT M.V Lômônôxốp, đề thi minh họa môn Địa lý THPT quốc gia năm 2018 có độ khó tăng dần, nội dung kiến thức trong đề bao gồm chương trình Địa lý lớp 11 và lớp 12.  

Làm đề Địa lý thi THPTQG 2018, nhớ đọc từ khóa nhận diện

Trong đó chương trình  Địa lí lớp 11 có 6 câu chiếm 15 % ở mức độ là nhận biết và thông hiểu được nêu ở  khái quát chung và địa lí  khu vực và quốc gia. Cùng với đó chương trình địa lí 12  gồm 34 câu chiếm  85% với đủ cả 4 mức độ. Cấu trúc trong đề minh họa như trên là hợp lí.

Câu hỏi lý thuyết gồm 25 câu được phân theo 4 mức độ và tăng dần độ khó đặc biệt học sinh phải vận dụng kiến thức để có thể làm được câu mức độ vận dụng cao   như ở câu 78 và câu 79.

Nội dung các câu hỏi bám sát nội dung chương trình và chủ yếu nằm trong chương trình Địa lí lớp 11 và lớp 12.

Đối với bộ môn Địa lí phần bài tập chủ yếu là phần kĩ năng: Khai thác Atlat, phân tích nhận xét bảng số liệu, kĩ năng nhận diện dạng biểu đồ.

Cụ thể phần Atlat có 10 câu, phân tích nhận xét bảng số liệu có 4 câu và nhận dạng biểu đồ 1 câu.

Với những dạng bài kĩ năng này thì học sinh phải nắm được các kĩ năng cơ bản trong: Sử dụng và cách khai thác Atlat ở tất cả các nội dung của quyển Atlat, đối với phần về bảng số liệu học sinh phải biết cách nhận xét phân tích xử lí số liệu theo chuỗi thời gian để rút ra kết luận.

Còn đối với phần biểu đồ: Yêu cầu học sinh phân biệt được các dạng biểu đồ nhận dạng được các từ khóa để nhận biết dạng biểu đồ thích hợp nhất. Ví dụ nếu như học sinh không đọc kĩ đề không đọc từ khóa để nhận diện thì rất dễ chọn từ dạng biểu đồ cột sang dạng biểu đồ kết hợp.

Đề thi có tính phân hóa  khá cao. Muốn đạt được điểm tối đa, học sinh phải có học  lực học giỏi thực sự.

Nhìn chung, đề thi minh họa năm nay khó hơn so với đề thi năm trước và có tính phân loại học sinh cao.

Đối với dạng đề thi minh họa như năm nay, học sinh nên phân bố đều thời gian cho các câu, nắm chắc kĩ năng làm bài và ôn tập chương trình của lớp 11-12.

Hiện các giáo viên mong muốn có ma trận đề thi, từ đó đưa ra những dữ liệu để ôn tập thật sát cho học sinh, giúp các em đạt được kết quả cao trong kì thi trung học phổ thông quốc gia sắp tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...