Lại phát hiện quýt, thịt gà nhiễm độc

Lại phát hiện quýt, thịt gà nhiễm độc
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 

Kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng nông lâm thủy sản gần đây đã phát hiện một số mẫu củ cải trắng, quýt và cà rốt có lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép; một số mẫu thịt gà nhiễm khuẩn Campylobacter spp gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Báo cáo tại cuộc họp giao ban về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP do Bộ NN&PTNT chủ trì sáng nay, 09/12, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết cục đã tiến hành kiểm tra 9.052 lô hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu với tổng trọng lượng là 689.685 tấn với hơn 90 mặt hàng nhập khẩu từ ngày 30/10/2013 đến ngày 05/12/2013.

Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu 96 mẫu rau, củ quả để kiểm tra ATTP, kết quả cho thấy 88 mẫu (91.67%) đảm bảo ATTP (không phát hiện dư lượng hoặc phát hiện dư lượng dưới mức cho phép). Có 8 (8.33%) có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép gồm: 01 củ cả trắng, 05 mẫu quýt và 02 mẫu cà rốt, và đã xử lý theo quy định. Hiện nay đa số rau, củ, quả nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý CL NLTS cho biết kết quả chương trình giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y và hóa chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh phía bắc trong tháng 11 cho thấy: 4/54 mẫu thịt gà (7.4%) có chứa Campylobacter spp, một loại vi khuẩn là nguyên nhân chính gây các bệnh về ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn. Có 2/40 mẫu (5%) và 4/40 mẫu (10%) dương tính lần lượt với Chloramphenicol và Furazolidon (2 chất cấm). Có 4/40 (10%) mẫu phát hiện tetracycline vượt giới hạn dư lượng tối đa cho phép.

Trong tháng 11, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các chi cục BVTV các tỉnh và các đơn vị thuộc Cục BVTV kiểm tra 25 mẫu gạo tại 3 tỉnh: Hải Dương, Nam Định, và Thái Bình để phát tích nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng đối với gạo. Kết quả cho thấy không có mẫu nào chứa hàm lượng kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép.

Cũng trong tháng 11, các địa phương đã triển khai lấy mẫu 473 mẫu thủy sản nuôi để phân tích các chỉ tiêu trong hóa chất, kháng sinh. Kết quả cho thấy không phát hiện mẫu nào vượt quá giới hạn cho phép.

Theo số liệu của 15/25 tỉnh gửi báo cáo tháng 11 và số liệu lũy kế 11 tháng cho thấy: số cơ sở sản xuất kinh doanh vật tu nông nghiệm và sản phẩm nông lâm thủy sản được kiểm tra đánh giá lần đầu xếp loại loại C (không đạt tiêu chuẩn) chiếm tới 25% trong khi đó số cơ sở loại C được tái kiểm tra còn thấp, hầu như các tỉnh chưa tổ chức tái kiểm tra.

Các đoàn kiểm tra cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá tại 18 công ty sản xuất và kinh doanh thuốc BTTV, kết quả cho thấy 2 cơ sở xếp loại C (chiếm 15,38%).

Để đảm bảo chất lượng ATTP trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, Cục Quản lý CL NLTS sẽ chỉ đạo các Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố và các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, tahnh tra chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.

Cục sẽ chủ trì 3 đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản tại 6 tỉnh/thành phố.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ