Lại phát hiện bọ xít hút máu người

Trưa 27-4, cháu Trần Thiên Ý (11 tuổi, con của chị Trần Thị Kim Cúc, ở nhà số 31/8-Trần Hưng Đạo, KV 8, P. Hải Cảng, TP Quy Nhơn) đi học về đã phát hiện có một con bọ xít hút máu người đang đậu trên vách tường trong phòng ngủ.

Con bọ xít hút máu người.
Con bọ xít hút máu người.

 Cháu Ý đã bắt con bọ xít này bỏ vào túi nilon. Con bọ xít này bụng đói, có 3 đôi chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có 5 viền màu vàng, toàn thân màu nâu đen.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2012 đến nay, nhà chị Cúc liên tiếp bắt được gần chục con bọ xít như vậy. Không riêng nhà chị Cúc, nhiều hộ dân ở TP Quy Nhơn cũng bắt được nhiều con bọ xít tương tự.

Theo nghiên cứu của Khoa Côn trùng của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, những con bọ xít hút máu người mà người dân phát hiện tại TP Quy Nhơn đều thuộc giống Triatoma Laporte 1832. Giống bọ xít này có nguồn gốc Nam Mỹ nhưng các nhà khoa học xác định là đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm trước và phát hiện đã xuất hiện ở miền Trung – Tây Nguyên.

Loại bọ xít này có tuổi thọ rất lâu từ 1 - 2 năm, đặc biệt trong vòng 20 ngày không ăn uống bất cứ thứ gì thì nó vẫn sống được. Ngoài việc chích hút máu người, loài bọ xít này có thể chích hút máu ở bất kỳ loài động vật nào mà nó tiếp cận được như chó, mèo, chuột... Khi đói, nó cũng có thể chích hút nước từ những trái cây chín để sống”.

Theo CAND

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.