"Lá phổi sắt" giúp người phụ nữ sống sót hàng thập kỷ

GD&TĐ - Bị bại liệt từ năm 1956 không thể tự hô hấp, bà Mona Randolph (Mỹ) sống nhờ chiếc máy thở áp lực biệt danh "lá phổi sắt". 

"Lá phổi sắt" giúp người phụ nữ sống sót hàng thập kỷ

"Nó là người bạn tốt của tôi", Mona Randolph (Mỹ) nói về cỗ máy "lá phổi sắt". Suốt 36 năm, chính thiết bị cồng kềnh này đã giúp người phụ nữ 82 tuổi duy trì sự sống. 

Mona nằm trong lá phổi sắt. Ảnh:Shelly Yang.

Mona nằm trong "lá phổi sắt".

Theo The Kansas City, Mona được chẩn đoán bại liệt vào năm 1956 sau một cơn đau đầu dữ dội. Lúc ấy, thiếu nữ mới 20 tuổi là một nghệ sĩ piano đang chuẩn bị kết hôn.

"Bỗng dưng mọi thứ trượt đường ray", Mona giờ đây kể lại. "Tôi không thể chịu đựng được tiếng mọi người trò chuyện trong bếp. Họ chỉ cần thì thầm thôi cũng đủ làm đau tai tôi. Tôi cũng không chịu được ánh sáng đến mức mẹ tôi phải lấy chăn che kín cửa sổ".

Cuối những năm 1970, bệnh tình của Mona chuyển biến xấu. Các bác sĩ tại Bệnh viện St. Luke phải cho nữ bệnh nhân dùng "lá phổi sắt". "Họ đặt một chiếc ở tầng hầm vì không thường xuyên dùng đến", bà nói.

Được phát minh từ những năm 1920, "lá phổi sắt" là máy thở áp lực hỗ trợ các bệnh nhân bại liệt không thể tự hô hấp do virus làm tê liệt khối cơ ở ngực. Với chiều dài hơn 2m và cân nặng khoảng 320kg, nó hoạt động như một thiết bị thông gió, làm giãn nở và mở rộng các lá phổi. Khi đóng máy, bệnh nhân chỉ để lộ đầu ra ngoài.

Bị liệt hoàn toàn tay trái và suy giảm chức năng tay phải, Mona cần sự hỗ trợ của ít nhất hai người mới leo lên được cỗ máy cồng kềnh. Cứ tối đến, những người này giúp bà thay quần áo, quấn chăn, nằm vào "lá phổi" rồi đóng chặt máy. Sáng hôm sau, quy trình diễn ra theo chiều ngược lại.

Quá trình đưa Mona vào lá phổi sắt mất khoảng một tiếng. Ảnh:Shelly Yang.

Quá trình đưa Mona vào "lá phổi sắt" mất khoảng một tiếng.

36 năm trôi qua Mona hiện vẫn sử dụng "lá phổi sắt" 6 lần một tuần. Là một trong 3 "lá phổi sắt" còn lại sót lại ở Mỹ, cỗ máy của Mona đã 75 tuổi. Mỗi khi nó trục trặc, Mark, chồng Mona hoặc em họ nữ bệnh nhân đảm nhận việc sửa chữa. Mark tiết lộ chi phí duy trì "lá phổi sắt" hàng năm đắt ngang một chiếc ôtô mới.

Tuy nhiên, dù tốn kém, Mona khẳng định "lá phổi sắt" hiệu quả hơn nhiều máy thở CPAP. "Tôi tin tưởng người bạn kim loại này", cụ bà nói. "Tôi yên tâm nằm vào bên trong nó và rồi sáng hôm sau trở ra với lòng biết ơn". 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.