Kỳ thi THPT quốc gia 2019: “Bí kíp” làm bài thi đạt kết quả tốt nhất

GD&TĐ - Để giúp các thí sinh có sự chuẩn bị tốt hơn cho Kỳ thi THPT quốc gia, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, có những chia sẻ với Báo GD&TĐ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

- Tâm lý hồi hộp và căng thẳng có thể theo các thí sinh vào phòng thi bất cứ lúc nào. PGS có lời khuyên gì cho thí sinh?

- Quan trọng nhất vẫn là chế độ sinh hoạt điều độ. Ăn uống đầy đủ và ngủ đủ giấc là bí quyết giúpbộ não khỏe mạnh và hoạt động tốt. Khi có sức khỏe tinh thần, lý trí sẽ lên tiếng để khắc chế những áp lực từ hoàn cảnh hay áp lực tự thân đặt ra khi bước vào bối cảnh căng thẳng... Cần bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tham gia thể dục thể thao, giải trí. Những hoạt động thể thao như chạy bộ, cầu lông, bóng rổ… đều giúp bộ não linh hoạt và nhạy bén hơn.

Tránh tình trạng học liên tục không những thiếu hiệu quả, mà còn mang lại tâm lý căng thẳng cho các em. Thay vào đó hãy chia thời gian học thành từng phiên để cơ thể hồi phục, giảm căng thẳng và tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, cần phải quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng tâm lý phòng thi hay kỹ năng tiếp cận đề thi. Các kỹ năng tâm lý phòng thi cần có như: Đọc kỹ đề thi, quản lý thời gian, sử dụng giấy thi, bảo vệ bài thi... Một vài kỹ năng tiếp cận đề thi không thể thiếu như: Lựa chọn câu hỏi, xử lý câu hỏi, tiếp cận trọng tâm, quản lý số câu hỏi - phân phối thời gian, dung lượng tri thức...

- Ông có thể chia sẻ một vài bí kíp giúp các thí sinh làm bài thi đạt kết quả tốt nhất?

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn. Ảnh: TG

- Điều kiện quan trọng là: Tập trung cao độ khi làm bài và tuyệt đối không rời phòng thi sớm. Hãy tận dụng từng phút trong phòng thi để kiểm tra thật kĩ bài làm của mình. Một trong những sơ suất không đáng có là thường thiếu thao tác kiểm tra kỹ đề thi vài lần, kiểm tra bài làm vài lần bằng kiểu kiểm tra xuôi và ngược (từ trên xuống và từ dưới lên...).

Điều kiện được xem đủ là: Cần dung hòa suy nghĩ làm bài thi cho mình và cho giám khảo chấm trong tầm nhìn tích cực; có thể vận dụng cách trình bày bài thi theo dàn ý hay sơ đồ; thủ thuật đặt vấn đề gây hiệu ứng tích cực của các môn KHXH... Với các bài thi trắc nghiệm, cần chú ý sử dụng bút đúng yêu cầu, đừng quên ghi mã đề nếu có – không nên bỏ bất kỳ câu trắc nghiệm nào, rà soát vài lần, đừng dừng ở bất kỳ câu nào quá lâu...

Với các bài thi cần trình bày theo luận đề, cần dành ra vài phút cuối để quan tâm đến việc trình bày theo cấu trúc: Mở đầu, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề... sao cho hiệu quả, ấn tượng...

Vài kinh nghiệm nho nhỏ có thể khai thác như: Vài phút chờ ở phòng thi rất căng thẳng nên có thể nhắm mắt tạm tìm cảm xúc; khơi gợi cảm hứng cá nhân để có nguồn lực khi làm bài; có thể sau khi nhận được giấy nháp, hệ thống hóa nhanh các công thức hay các dàn ý cơ bản... và có thể tác chiến tự tin.

- Xin cám ơn ông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...