Kỷ lục mới của giáo viên Việt Nam tham gia Chương trình đào tạo mô phỏng phi hành gia tại Mỹ

GD&TĐ - Tháng 6 vừa qua, 8 giáo viên Việt Nam cùng hơn 200 giáo viên trung học từ 33 quốc gia và 45 tiểu bang và vùng lãnh thổ Hoa Kỳ đã tham dự chương trình Honeywell Educators at Space Academy (HESA), do Honeywell và Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ (U.S. Space & Rocket Center - USSRC) phối hợp tổ chức. Đây cũng là số lượng kỷ lục các thành viên Việt Nam tham dự HESA kể từ năm 2013.

Kỷ lục mới của giáo viên Việt Nam tham gia Chương trình đào tạo mô phỏng phi hành gia tại Mỹ

Trong suốt hai tuần liên tiếp từ 14-27/6, các giáo viên đã có cơ hội đặc biệt để khơi nguồn đam mê với các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Các giáo viên trên khắp thế giới tham gia tuần 1, chương trình HESA 2017 tại Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ
Các giáo viên trên khắp thế giới tham gia tuần 1, chương trình HESA 2017 tại Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ 

Honeywell Hometown Solutions, một sáng kiến phục vụ xã hội của tập đoàn phối hợp với USSRC, đã tổ chức chương trình học bổng này từ năm 2004. Kể từ đó, 2,776 giáo viên tham dự chương trình HESA từ 62 quốc gia và 52 tiểu bang và vùng lãnh thổ đã tiếp cận và truyền cảm hứng cho hơn 3 triệu học sinh trên toàn thế giới. Trong số đó có 16 giáo viên đến từ Việt Nam.

Các giáo viên Việt Nam tại Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ
Các giáo viên Việt Nam tại Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ 

“Công nghệ đang thay đổi theo cấp số nhân. Những gì chúng ta từng nghĩ là không thể, nay đã thành hiện thực – chúng ta đang trên Hành trình tới Sao Hỏa,” Tiến sĩ Deborah Barnhart, Giám đốc Điều hành Trung tâm Vũ trụ và Tên lửa Hoa Kỳ cho biết. "Việc giáo dục các nhà lãnh đạo tương lai và các học sinh là chìa khóa thành công trên toàn cầu. Hoạt động thăm dò tìm kiếm sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn nhân loại thông qua các khám phá trong khoa học và kỹ thuật. Chương trình The Honeywell Educators at Space Academy sẽ giới thiệu cho các giáo viên những công cụ và phương pháp thú vị để thay đổi cuộc sống của học sinh trên toàn cầu."

Cô giáo Hoàng Thị Hiền trong một nhiệm vụ mô phỏng phi hành gia
Cô giáo Hoàng Thị Hiền trong một nhiệm vụ mô phỏng phi hành gia
Chương trình bao gồm 45 giờ tham gia các hoạt động diễn ra trong lớp học và phòng thí nghiệm, tập trung vào khoa học, thăm dò vũ trụ và phát triển kỹ năng lãnh đạo. Các giáo viên tham gia các bài tập mô phỏng phi hành gia trải nghiệm máy bay mô phỏng lực hấp dẫn, mô phỏng các nhiệm vụ ngoài không gian, thử thách lập trình, luyện tập trong môi trường nước – giả lập môi trường không trọng lực, và chương trình động lực học tương tác. Thông qua các hoạt động trên, các giáo viên học được cách khơi nguồn động lực cho lớp học bằng ý tưởng, bài học và các tài liệu khác.
Cô giáo Lý Thị Thùy Duyên và Lâm Nguyễn Tường Vy hoàn thành thử thách chế tạo tấm chắn nhiệt cho tàu vũ trụ
Cô giáo Lý Thị Thùy Duyên và Lâm Nguyễn Tường Vy hoàn thành thử thách chế tạo tấm chắn nhiệt cho tàu vũ trụ 

“HESA đã tiếp thêm động lực để tôi mở rộng hiểu biết và theo đuổi công việc giảng dạy STEM,” cô giáo Hoàng Thị Hiền, giáo viên trường THCS & THPT Đinh Thiện Lý (Lawrence S. Ting School – LSTS) chia sẻ. “Mỗi hoạt động đều là một phần của một chương trình toàn diện nhằm bồi đắp kiến thức và kỹ năng cho các giáo viên. Đây thực sự là một cơ hội tuyệt vời mà mỗi giáo viên trung học nên giành lấy cho minh trong sự nghiệp giảng dạy.”

Từ trái sang: Thầy giáo Lê Duy Hoàn và Ngô Thành Nam thực hành tại phòng thí nghiệm
 Từ trái sang: Thầy giáo Lê Duy Hoàn và Ngô Thành Nam thực hành tại phòng thí nghiệm

“Là tập đoàn công nghệ và phần mềm hàng đầu, Honeywell đặt trọng tâm vào việc giáo dục cho thế hệ các nhà khoa học và kỹ sư kế tiếp,” ông Mike Bennett, Chủ tịch Honeywell Hometown Solutions cho biết. “Các giáo viên tham gia chương trình hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của giáo dục STEM. Họ sẽ ứng dụng những điều học được để khơi gợi sự hứng thú và đam mê của học sinh với các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.”

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền hoàn thành thử thách dưới nước
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền hoàn thành thử thách dưới nước 

 “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy số lượng các giáo viên Việt Nam tham dự HESA ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc thêm nhiều học sinh sẽ có cơ hội được truyền cảm hứng từ các giáo viên tràn đầy tinh thần STEM,” bà Mai Trang Thanh, Chủ tịch Honeywell khu vực Đông Dương chia sẻ. “Vượt lên trên việc đưa các môn học STEM đến với học sinh một cách hiệu quả, chương trình Honeywell Educators còn khuyến khích tinh thần yêu thích khoa học của các em – yếu tố then chốt cho khả năng đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất, hướng tới sự tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.”

Cô giáo Nguyễn Thị Vân (góc phải) cùng đội Zarya vượt qua thử thách
Cô giáo Nguyễn Thị Vân (góc phải) cùng đội Zarya vượt qua thử thách 

Các ứng viên tham gia HESA phải hoàn thành một quy trình ứng tuyển nghiêm ngặt. Các giáo viên đạt đủ điều kiện sẽ được trao học bổng, vé máy bay khứ hồi, học phí, chi phí ăn ở từ nguồn đóng góp của Honeywell và các nhân viên công ty.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ