Đi khập khiễng thành xu hướng thời trang
Alexandra của Đan Mạch, vợ của Hoàng tử xứ Wales là một biểu tượng thời trang thời Victoria. Trang phục của cô được rất nhiều quý cô sao chép.
Chiếc vòng cổ mà cô sử dụng để che vết sẹo trên cổ đã được nhiều phụ nữ khác đeo. Và khi bà mắc bệnh thấp khớp vào năm 1867 khiến chân phải đi khập khiễng, tất cả những người phụ nữ sành điệu khác bắt đầu đi dạo quanh London với những chiếc gậy mà không có lý do khách quan nào.
Đi khập khiễng trở nên hợp thời trang đến mức một số nhà sản xuất thậm chí còn bắt đầu bán những đôi giày có gót ở các độ cao khác nhau để giúp bạn đi khập khiễng dễ dàng hơn.
Bước đi thật nhỏ mới đẹp
Từ năm 1908 đến năm 1914, phụ nữ thời thượng bắt đầu mặc váy hẹp. Người ta tin rằng Hart Berg đã truyền cảm hứng cho nhà thiết kế để tạo ra chiếc váy này.
Berg là người phụ nữ đầu tiên lái máy bay và để giữ cho chiếc váy của mình không bị bay, cô ấy đã buộc nó quanh mắt cá chân của mình bằng một sợi dây.
Chiếc váy này khá nguy hiểm, rất khó chạy, đi lại, thậm chí ngồi khi mặc nó vì rất dễ bị ngã. Một số phụ nữ thậm chí còn buộc đầu gối bằng dây thừng để tránh làm rách vải.
Váy... giấy
Đây có lẽ là điều mà Công ty Giấy Scott đã nghĩ khi vào năm 1966, họ bắt đầu sản xuất những chiếc váy bằng giấy có giá 1,25 đô la.
Các nhà sản xuất khác đã làm theo họ và bắt đầu sản xuất quần áo giấy cho trẻ em, váy cưới, và thậm chí cả áo mưa và bikini chỉ có thể sử dụng 2 hoặc 3 lần.
Đi đầu xu hướng vào những năm 1960, Mars Hosiery đã làm ra 100.000 chiếc váy mỗi tuần. Mặc dù những bộ quần áo này không bền lắm nhưng chúng có thể bảo vệ bạn khỏi những cơn mưa nhẹ.
Trào lưu cột thu lôi
Vào giữa thế kỷ 18, Benjamin Franklin đã phát minh ra cột thu lôi. Và đến cuối thế kỷ này, các quý bà quý cô bắt đầu đội mũ và ô dù với cột thu lôi di động.
Mũ của phụ nữ có một sợ dây băng kim loại với một chuỗi bạc gắn trên chúng. Những sợi dây này sẽ treo sau lưng phụ nữ, chạm đất. Sau khi sét đánh, điện được cho là đi vào lòng đất bảo vệ chủ nhân chiếc mũ.
Những người đàn ông có những chiếc ô với những chiếc gậy dài có dây xích treo trên mặt đất. Điều thú vị là cột thu lôi trên các tòa nhà đã không được sử dụng cho đến thế kỷ sau.
Đàn ông mặc áo nịt ngực và quần bó
Không chỉ phụ nữ mới phải chạy theo thời trang. Vào thế kỷ 18 và 19, một số quý ông bị ám ảnh bởi vẻ ngoài của mình đến mức họ đã chi rất nhiều tiền cho quần áo của mình.
Những công tử quý tộc đeo vòng cổ làm bằng nhựa cứng và họ mặc áo nịt ngực để trông mảnh mai hơn.
Họ còn mặc những chiếc quần bó nịt vào người, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến mặt và cổ sưng tấy, mắt sưng húp.
Một trong những người nổi tiếng nhất, George Brummell, đã dành tới 10 giờ để mặc quần áo và phải đến gặp 3 thợ cắt tóc: Một thợ cắt tóc ở thái dương, một người thợ cắt tóc sau đầu và một người thợ cắt tóc thứ ba để uốn tóc trên trán.
Kết hôn với đàn ông có vết sẹo
Từ những năm 1930 đến những năm 1950, giữa người Đức và người Hà Lan gọi vết sẹo do đấu tay đôi là hợp thời. Những vết sẹo này có nghĩa rằng đàn ông là ứng cử viên tốt để kết hôn.
Vấn đề là những người đàn ông có những vết sẹo này do tham gia đấu kiếm trong học tập mà chỉ những người có đặc quyền mới có thể có được.
Những vết sẹo này dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại là dấu hiệu thể hiện bản lĩnh của chủ nhân. Một số người đàn ông thậm chí còn cố gắng tạo ra những vết sẹo giả để trông ấn tượng hơn.