Kỳ lạ công trình thủy lợi bạc tỷ "bỏ quên" trong lau lách cỏ dại, nay mới phát hiện

Công trình thủy lợi Văn Phú (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) được Tổ chức Bánh mỳ thế giới tài trợ xây dựng từ năm 1989, bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý sử dụng năm 1991. 

Kỳ lạ công trình thủy lợi bạc tỷ "bỏ quên" trong lau lách cỏ dại, nay mới phát hiện
Ky la cong trinh thuy loi bac ty

Trạm bơm điện Văn Phú “phát lộ” giữa lau lách

Công trình hoạt động được vài năm thì đắp chiếu, lau lách và cỏ dại trùm lấp, chỉ đến khi cầu Tuần Quán được xây dựng thì công trình bạc tỷ mới được “phát lộ”…

Theo hồ sơ mà chúng tôi thu thập được, Công trình thủy lợi Văn Phú được Viện Quy hoạch khảo sát thiết kế tổng hợp Hoàng Liên Sơn hoàn thành ngày 7/12/1988 được UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn phê duyệt.

Công trình do Tổ chức Bánh mỳ thế giới (Bread for The World) tài trợ với số tiền khoảng 250.000 USD, theo thời giá hiện nay trị giá trên 5 tỷ đồng.

Công trình bao gồm một trạm bơm điện hút nước từ suối Khe Dài chảy từ nhà khách Hào Gia (TP Yên Bái) đổ lên kênh mương chảy vào hồ trung chuyển Khe Đá, từ đó nước được dẫn qua hệ thống kênh vào ruộng vườn xã Văn Phú.

Theo bản Thuyết minh luận chứng kinh tế kỹ thuật ngày 7/12/1988, công trình bao gồm: Trạm bơm; nhà điều hành 90m2; đường điện cao thế 800m, trạm biến áp 0,4 KV, điện hạ thế 210m; tổng chiều dài kênh mương 4.315m, kênh chính 2.350m…

Công trình hoàn thành sẽ tưới cho 95 ha ruộng nước cấy hai vụ. Sau gần 2 năm xây dựng, công trình được bàn giao năm 1991 cho Trạm Thủy nông huyện Trấn Yên quản lý khai thác.

Ky la cong trinh thuy loi bac ty

Nhà điều hành trước khi bị san phẳng

Ông Đào Đức Tin (tổ 40, phường Yên Ninh, TP Yên Bái), có nhà nằm cạnh trạm bơm Văn Phú cho biết: Trước đây tôi được Trạm Thủy nông Trấn Yên thuê trông coi, sau này trạm bơm không hoạt động, người ta không thuê tôi nữa. Thời gian trạm ngừng hoạt động 10 hay 15 năm tôi không nhớ nữa, cũng đã lâu lắm rồi…

Công trình được bàn giao qua lại từ Trạm thủy nông cho UBND xã Văn Phú rồi cho Cty TNHH Tân Phú, với một “rừng” quyết định thì trạm bơm bị… bỏ quên.

Tại Quyết định 272/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND huyện Trấn Yên - là quyết định gần đây nhất - cũng không có tên. Khi xã Văn Phú sáp nhập vào TP Yên Bái, tại Quyết định 1192/QĐU-BND ngày 30/10/2008 trạm bơm điện Văn Phú cũng không được nhắc tới. Như vậy công trình tiền tỷ do Tổ chức Bánh mỳ thế giới tài trợ không biết bị bỏ quên từ khi nào?

Ông Trần Đức Bảy - Giám đốc Cty Tân Phú - cho biết: Về danh nghĩa, công trình thủy lợi Văn Phú do chúng tôi quản lý, khai thác vận hành vì tiền thân của Cty là Trạm thủy nông.

Hiện chúng tôi đang quản lý hồ trung chuyển Khe Đá, nhưng phải dùng bơm dầu để bơm nước tưới cho cánh đồng xã Văn Phú. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy văn bản nào giao trạm bơm điện cho công ty.

Khi san ủi tháo dỡ nhà điều hành để làm đường, Ban Quản lý dự án công trình giao thông không báo cho chúng tôi biết, chỉ khi người dân phản ánh thì nhà cửa và một phần trạm bơm đã bị san phẳng…

Ky la cong trinh thuy loi bac ty

Ông Trần Đức Bảy bên ống nước bị tháo dỡ quăng vào bụi cây

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Trạm bơm điện được xây dựng trên vị trí bồi lắng phù sa do nước sông Hồng dồn ứ vào, bể hút luôn bị bồi lắng phù sa và cát, mỗi lần hút đều phải nạo vét vô cùng khó khăn, máy móc thường xuyên hỏng hóc, giá điện cao, tiền thu thủy lợi phí từ người dân khi chưa được Chính phủ cấp bù thủy lợi phí nên không đủ chi trả. Vì thế, trạm bơm điện hoạt động “tắc bụp” một vài năm đầu sau thì ngừng hẳn.

Công trình tiền tỷ bị tàn phá do bỏ quên trong lau lách và cỏ dại, đến khi xây dựng cầu Tuần Quán mới “phát lộ”. Trong biên bản bàn giao mặt bằng ngày 20/12/2016 cho nhà thầu xây dựng cầu, UBND phường Yên Ninh, Ban Quản lý dự án công trình giao thông, Văn phòng đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất cũng đều không biết công trình thủy lợi này do ai quản lý. Điều hài hước họ nghĩ đây là công trình đã bỏ, nên không xây dựng phương án đền bù vì… vô chủ.

Ky la cong trinh thuy loi bac ty

Hồ trung chuyển Khe Đá nhận nước từ trạm bơm

Ông Trần Đức Bảy cho biết: Hiện Cty Tân Phú đang dùng bơm dầu hút nước từ hồ Khe Đá và hồ Sen chỉ tưới được 24,4 ha.

Như vậy, diện tích mà công trình thủy lợi Văn Phú khảo sát thiết kế là 95 ha, nay chỉ cung cấp được 24,4 ha, trong khi đó nhu cầu dùng nước cho SX của người dân xã Văn Phú lại rất lớn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Bình, thôn I xã Văn Phú cho biết: Nhà tôi ở ngay dưới chân đập hồ Khe Đá, khi chưa nâng đập thì thiếu nước trầm trọng.

Năm trước đập được nâng lên, đã tạm đủ nước, nhưng nhiều khu đồng vẫn thiếu nước. Bà con chuyển sang trồng màu, thu nhập cũng chả được bao nhiêu, phần lớn bỏ hoang làm bãi chăn trâu bò…

Ky la cong trinh thuy loi bac ty

Ông Nguyễn Hữu Bình (trái) trao đổi với PV và GĐ Cty Tân Phú về tình hình SX tại Văn Phú

Ông Nguyễn Văn Xuân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn: Nếu tỉnh Yên Bái bỏ trạm bơm điện Văn Phú do xây dựng cầu và phát triển khu vực dân sinh thì Sở sẽ đề xuất phương án xây dựng trạm bơm điện hút nước từ sông Hồng lên.

Trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra khốc liệt, không ai dám chắc sẽ không có hạn hán xảy ra. Khi đó sẽ rất khó khăn cho SX của người nông dân…

Theo Nông Nghiệp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.