Kỳ lạ: Cả thế giới tin yêu cây lá bỏng, gọi bằng tên đẹp diệu kỳ
Loại cây cỏ hoang được gọi với nhiều tên mỹ miều nhất
Cây lá bỏng có tên khoa học là Kalanchoe pinata (Lam.) Pers, thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae).
Loài cây cỏ hoang này cao tầm trên dưới 50cm, có thân tròn nhẵn, lá mọc đối xứng nhau với phiến lá dày, chứa nước và có răng cưa ở mép lá. Hoa lá bỏng có màu đỏ, cam vàng mọc thành chùm trên ngọn thân.
Cây lá bỏng con mọc lên từ một chiếc lá rụng xuống đất.
Cây lá bỏng mọc tự nhiên ở khắp nơi trên thế giới, tại các vùng có khí hậu ôn hòa thuộc châu Á, Australia, New Zealand, Tây Ấn, Châu Phi, Trung Mỹ và Hawaii. Ở Việt Nam loài cây này cũng có ở khắp nơi, cực kỳ dễ sống.
Thế mà, cả thế giới không hẹn vẫn gặp nhau trong việc đặt tên cho cây lá bỏng với ý nghĩa tôn vinh tác dụng của nó với sức khỏe con người, tôn vinh sức sống mãnh liệt của loài cây này.
Người Việt Nam còn gọi cây này với những tên mỹ miều như trường sinh hay sống đời vì nó gần như không bao giờ chết. Thông thường, lá cây rụng xuống đất thì rã mục và hòa lẫn với đất cát thành phân. Nhưng lá cây lá bỏng khi rụng xuống đất thì ra rễ và những cây con mọc lên.
Còn tại Ấn Độ, người dân địa phương đã dành tặng cho cây lá bỏng một cái tên đầy trân trọng, Parnabija, vừa có nghĩa là rễ ra nhiều từ kẽ lá và "thiêng liêng, thần diệu".
Người Trung Quốc thì gọi đơn giản là lạc diệp sinh căn vì lá rụng thì ra rễ và sinh ra nhiều cây con.
Rời các quốc gia Châu Á, cây lá bỏng tiếp tục "ghi điểm" trong mắt của người dân Châu Mỹ và Châu Phi.
Ở Trinidad. người dân gọi loại cây này là cây bất tử, thậm chí gọi là kỳ quan thế giới. Một vài quốc gia Trung và Nam Mỹ gọi lá của cây lá bỏng là lá may mắn, lá thần kỳ, lá tình yêu.
Nhiều tên gọi khác nhau dành cho cây lá bỏng cho thấy loại thảo mộc này có một vị trí đặc biệt trong đời sống của người dân trên toàn thế giới.
Thế giới công nhận tác dụng chữa bệnh kì diệu của cây lá bỏng
Không chỉ nổi tiếng với sức sống bất diệt, cây lá bỏng còn có nhiều tác dụng kỳ diệu với sức khỏe con người.
Những tác dụng này đã được kiểm nghiệm và chứng minh qua nhiều cuộc nghiên cứu cũng như được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Ấn Độ, cây lá bỏng mọc hoang ở trên những vách đá, con suối, những vùng đất nhiều ánh sáng. Ngọn và lá non có thể nấu canh ăn. Còn về trị bệnh, người dân địa phương thường dùng lá để đắp trị bỏng, vết thương, mụn nhọt và các vết côn trùng đốt.
Trong khi tại Trung Quốc, cây lá bỏng được sử dụng để chữa ung sang thũng độc, đan độc, viêm tuyến vú, ngoại thương xuất huyết, gãy xương, bỏng và viêm tai giữa .
Cuốn sách Cây sức sống: Lá cây kỳ diệu của bác sĩ Rashan Abdul Hakim.
Trong cuốn sách Cây sức sống: Lá cây kỳ diệu, tác giả là bác sĩ Rashan Abdul Hakim đã liệt kê những tác dụng của cây lá bỏng vốn được người dân Jamaica và Trinidad tin dùng.
Đó là trị cảm lạnh, sốt, viêm phế quản và các vấn đề về đường hô hấp khác. Bởi lá cây lá bỏng có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, kháng histamine.
Ngoài ra, người dân địa phương còn sử dụng cây lá bỏng để trị bệnh huyết áp cao, đau đầu, áp xe, và sưng.
Lá và thân cây lá bỏng còn được nấu thành trà, uống để chữa đau bụng hành kinh, hen suyễn, tăng cường năng lượng cho cơ thể, làm sạch bàng quang và loại bỏ các độc tố trong ruột.
Theo y học hiện đại, cây lá bỏng có chứa acid milic, citric, acid lactic, oxalic, oxalacetic, các glucosid flavonoic, phenolic và nhiều axit hữu cơ khác.
Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giải độc, cầm máu nên dùng chữa vết bỏng, mụn nhọt, chữa viêm họng đau họng, viêm xoang mũi, viêm tai và các bệnh viêm loét như dạ dày, ruột, bệnh trĩ hay các bệnh nhiễm trùng khác rất hiệu quả.
Người Việt Nam: Cây lá bỏng, vị thuốc đa tác dụng
Người Việt Nam cũng rất tin dùng cây lá bỏng. Theo Đông y, loại thảo mộc này có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc...
Ở một số vùng, người dân lấy lá bỏng non để nấu canh ăn và dùng làm thuốc đắp lên vết thương, mụn nhọt, mắt đỏ sưng đau.
Do trong lá có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, viêm loét dạ dày...
Cây lá bỏng có những công dụng nổi bật là chữa bỏng, trị bệnh trĩ, bệnh xoang và giải rượu cực kỳ hiệu quả.
Người Việt Nam sử dụng cây lá bỏng để điều trị rất nhiều bệnh.
* Những bài thuốc hay từ cây lá bỏng
- Chữa bỏng nhẹ: Lá bỏng một lượng đủ dùng, rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo, cho thêm 1 chút muối rồi giã nát. Dùng nước cốt bôi lên hoặc đắp cả bã lẫn nước lên vết bỏng.
- Chữa viêm họng: Lấy 10 lá bỏng rửa sạch. Sáng lấy 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá nhai kỹ, ngậm 1 lúc rồi nuốt cả bã trong vòng 3 -5 ngày là khỏi.
- Chữa viêm xoang mũi: Lấy 2 lá bỏng rửa sạch bằng nước muối loãng, giã nát. Dùng bông thấm nước cốt nút vào lỗ mũi ngày 4,5 lần. Nếu bị viêm cả 2 bên mũi thì sáng nút một bên chiều nút một bên.
- Trị thương: Đắp lá bỏng giã nhuyễn lên vết thương, cứ sau 3 giờ lại thay bằng lượt lá khác.
- Chữa trĩ nội: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối. Lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào.
Mỗi ngày làm 3 lần với liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Sử dụng liên tục trong 20 - 45 ngày là khỏi.
Thân cây mọc dại tưởng vứt đi, không ngờ nhiều công dụng đến thế!
- Chữa đau đầu: Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc trên bếp lửa vài giây cho lá bỏng nóng lên và mềm ra. Sau đó đắp lên trán khi lá vẫn còn đang nóng.
- Giảm đau lưng, đau xương khớp: Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.
- Chữa mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá bỏng sẽ giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
- Chữa chảy máu cam: Dùng nước cốt lá bỏng chấm vào 2 bên lỗ mũi bằng bông gòn.
- Giải rượu: Sau khi uống rượu lấy 10 lá bỏng rửa sạch, nhai và nuốt trực tiếp. Chỉ sau 10 phút, nước lá bỏng sẽ làm mất tác dụng của rượu trong cơ thể, giúp người say tỉnh táo trở lại.