Ký kết thoả thuận hợp tác ngành Y tế TPHCM với các tỉnh ĐBSCL

GD&TĐ - Sáng 21/7, Hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác giữa ngành Y tế TPHCM và các tỉnh, TP vùng ĐBSCL giai đoạn 2023 - 2025, đã diễn ra tại TP Cần Thơ

Ký kết thoả thuận hợp tác ngành Y tế HCM với các tỉnh, thành ĐBSCL.
Ký kết thoả thuận hợp tác ngành Y tế HCM với các tỉnh, thành ĐBSCL.

Phát biểu tại hội nghị, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, thời gian qua, việc đẩy mạnh hợp tác và phát triển hệ thống y tế của TPHCM với ĐBSCL được thực hiện theo 2 cấp độ.

Cấp độ 1 là hợp tác giữa bệnh viện tuyến cuối và bệnh viện địa phương, giữa các CDC tỉnh, thành và giữa các Sở Y tế với nhau.

Cấp độ 2 là hợp tác phát triển mạng lưới y tế chuyên sâu từ cơ sở tuyến cuối cho đến tuyến tỉnh, tuyến huyện và y tế cơ sở theo quy mô vùng ĐBSCL.

Từ đó, các địa phương đã rút ra bài học kinh nghiệm về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân; chuẩn bị sự đồng bộ về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng; giải pháp giữ chân nhân viên y tế đã được đào tạo và chuyển giao kỹ thuật...

Định hướng giai đoạn 2023 - 2025, hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa TPHCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, hướng đến chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người bệnh, chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu dùng chung cấp vùng; chuyển giao kỹ thuật giữa các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn TPHCM và các bệnh viện tuyến tỉnh thuộc 13 tỉnh ĐBSCL.

Xây dựng mạng lưới các chuyên khoa quy mô vùng ĐBSCL; hợp tác trong công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; trao đổi thông tin về giám sát, cảnh báo dịch bệnh giữa HCDC và CDC của 13 tỉnh, thành ĐBSCL.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Các nội dung hợp tác nhằm phát huy nguồn lực sẵn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và y tế nói riêng của từng địa phương, đảm bảo tuân thủ các quy định chuyên môn và phân công chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh của Bộ Y tế.

Căn cứ những nội dung và lĩnh vực hợp tác trên, các đơn vị trực thuộc, khi có vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, các đơn vị báo cáo về Sở Y tế để được hỗ trợ, giải quyết.

"Định kỳ hàng năm, Sở Y tế TPHCM và các tỉnh vùng ĐBSCL tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả đạt được, thống nhất phương hướng và đề ra kế hoạch cho những năm tiếp theo, báo cáo UBND TPHCM và các địa phương", ông Thượng thông tin.

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM phát biểu tại Hội nghị.

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, TS.BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cũng báo cáo về Đề xuất phát triển và hình thành mạng lưới phòng chống ung thư vùng ĐBSCL.

TPHCM sẽ sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cho ĐBSCL về đào tạo nguồn nhân lực cho chẩn đoán, điều trị ung thư; tư vấn mua sắm trang thiết bị; chuyên gia trực tiếp hoặc qua telemedicine...

Các tỉnh, thành ĐBSCL cũng phòng ngừa ung thư, chăm sóc giảm nhẹ; tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực nhân sự và kỹ thuật sẵn có... tùy nguồn lực đầu tư của từng địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.