Kỳ III: Những nghi vấn trong sự kiện Trân Châu Cảng

GD&TĐ - Ngoài các cảnh báo trực tiếp và chính xác về vị trí tấn công ngày càng gia tăng đều nhằm về nước Mỹ, còn có sự gia tăng hoạt động một cách mạnh mẽ từ phía Nhật.

Kỳ III: Những nghi vấn trong sự kiện Trân Châu Cảng

Cảnh báo trực tiếp

Lại một lần nữa, các hiện tượng này bị các nhà lãnh đạo và quân đội Mỹ phớt lờ, ít nhất là ở vẻ bên ngoài. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về sự phản hồi chính thức, cả thời điểm đó lẫn nhiều thập kỷ sau này. Tình báo Mỹ là một trong những lực lượng giỏi nhất thế giới. Hầu hết các mật mã quân sự của Nhật đều đã bị Mỹ bẻ khóa.

Trong hệ thống quân đội và tình báo, nhiều người biết rằng Nhật đang điều chuyển các đơn vị đến vị trí tấn công. Vì vậy, nghi vấn phải chăng quân đội Mỹ, hay thậm chí các lãnh đạo cấp cao nhất của chính quyền Mỹ, đã cho phép cuộc tấn công xảy ra, không phải là hoàn toàn vô căn cứ.

Cách lý giải của các thuyết âm mưu là cuộc tấn công diễn ra sẽ khiến công chúng Mỹ phẫn nộ và dễ dàng bị thuyết phục tham gia vào cuộc chiến. Dù những giả thuyết này đúng hay sai, nhưng thực tế, chính cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã đưa nước Mỹ và trận chiến.

Bí ẩn “con xúc xắc hai mặt”

Có thể một trong những tuyên bố lạ lùng nhất liên quan đến cuộc tấn công Trân Châu Cảng lại liên quan đến trò chơi “The Deadly Double”. Quảng cáo cho trò chơi này thậm chí còn có cụm từ “Achtung” (chú ý) bằng thứ chữ viết tay tiếng Đức phổ thông và được xuất bản bởi Công ty xuất bản Monarch. Kể từ đó, nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ về những con số được viết trên 2 mặt của con xúc sắc trên quảng cáo của trò chơi.

Thông thường, trên xúc xắc không có số 12 và số 7, nhưng trên 2 mặt của con xúc xắc trong quảng cáo lại xuất hiện hai con số này. Những người ủng hộ giả thuyết này đều cho rằng con xúc xắc ám chỉ ngày 7/12, ngày mà cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã nổ ra.

Sau này, các lý thuyết âm mưu về các thông tin ẩn giấu này khá phổ biến. Tuy nhiên, giai đoạn những năm 1930 – 1940, suy luận như thế này khá hiếm hoi. Điều này củng cố cho niềm tin của một số người rằng đã có những ám hiệu đặc biệt dành riêng cho giới tinh hoa nước Mỹ - những người đã biết trước kế hoạch tấn công dữ dội và vô cùng khốc liệt của người Nhật khi đó.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay, xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản, đánh chìm 4 thiết giáp hạm Mỹ, gây hư hại 3 chiếc khác.

Ngoài ra, quân Nhật còn đánh chìm 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, 2.402 người tử trận, 1.282 người bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) không bị đánh trúng.

Nhật Bản chỉ thiệt hại 29 máy bay và 4 tàu ngầm nhỏ, với 65 người thương vong.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.