Lạ lùng gói trừng phạt tiếp theo của EU

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Gói trừng phạt mới của châu Âu sẽ không nhằm vào hàng hóa như nhiên liệu hạt nhân, khí tự nhiên hóa lỏng hay nhôm của Nga.

Châu Âu sẽ trừng phạt Nga lần thứ 14 vào tháng 7.
Châu Âu sẽ trừng phạt Nga lần thứ 14 vào tháng 7.

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch về gói trừng phạt thứ 14 chống lại Nga sẽ công bố vào tháng 7, theo thông tin được EUObsever trích dẫn các nhà ngoại giao tại cơ quan này cũng như các tài liệu liên quan.

Gói này sẽ không hạn chế quyền tự do đi lại của các nhà ngoại giao Nga tại EU cũng như không cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, nhiên liệu hạt nhân hoặc nhôm của Nga.

Gói này sẽ nhắm tới thêm 52 công ty từ Nga và các quốc gia khác bị nghi ngờ vận chuyển hàng cấm đến Moscow, ấn phẩm cho biết. Hàng hóa bị cấm đặc biệt bao gồm các bộ phận của máy bay không người lái.

Hơn nữa, gói trừng phạt mới đề xuất lệnh cấm trên toàn EU27 đối với việc Nga tài trợ cho "các đảng chính trị châu Âu và các tổ chức chính trị châu Âu", "các tổ chức phi chính phủ" và "các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông", EUobserver cho biết.

Dự thảo các biện pháp trừng phạt mới cũng cấm các cảng của EU xử lý các chuyến hàng khí lỏng của Nga đến các quốc gia ngoài EU, cấm các tàu từ các cảng của EU hỗ trợ Nga lách lệnh trừng phạt, cũng như thắt chặt các hạn chế hiện có của EU đối với hàng không Nga và nhập khẩu khí heli và các loại khoáng sản của Nga.

Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, trước đó cho biết Liên minh châu Âu đang gặp khó khăn trong việc đàm phán gói trừng phạt thứ 14 đối với Nga và nói thêm rằng rất có thể gói này sẽ không chứa các hạn chế mới mà chỉ nỗ lực chống lại các biện pháp của Nga nhằm vượt qua lệnh phong tỏa trừng phạt.

EC bắt đầu xây dựng gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow ngay sau khi gói thứ 13 được thông qua vào ngày 23/2.

Các hạn chế này ảnh hưởng đến 106 cá nhân và 88 pháp nhân từ Nga và một số quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ, Kazakhstan, Trung Quốc, Serbia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh đạo ôn hại lúa và hai chủng xạ khuẩn phòng trị hiệu quả bệnh đạo ôn hại lúa ở vùng đất nhiễm mặn.

Xạ khuẩn trị bệnh đạo ôn trên cây lúa

GD&TĐ - Việc nghiên cứu ứng dụng xạ khuẩn được xem là giải pháp đầy triển vọng và có nhiều tiềm năng thay thế thuốc hóa học để phòng, trị bệnh đạo ôn.
 Nhiều người bị thiếu ngủ kinh niên do thức quá khuya. (Ảnh: ITN)

Mắc bệnh tim vì thiếu ngủ?

GD&TĐ - Thường xuyên ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có thể làm trầm trọng thêm huyết áp, lượng đường trong máu và các nguy cơ khác liên quan đến tim.