Kỳ 2: Giulio Andreotti – Quý ngài nước Ý

GD&TĐ - Kể từ khi Andreotti bắt đầu sự nghiệp như một quan chức cao cấp trong chính phủ ở tuổi 28, với vị trí Phó Bí thư cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ de Gasperi, con đường hoạn lộ dường như trải rộng thênh thang trước người thanh niên đầy triển vọng này. 

Kỳ 2: Giulio Andreotti – Quý ngài nước Ý

Vụ án Wilma

Andreotti tiếp tục giữ chân này trong suốt nhiệm kỳ của de Gasperi, và nhiệm kỳ của Giuseppe Pella sau đó. Năm 1954, khi vừa tròn 35 tuổi, Andreotti trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Còn quá trẻ nên Andreotti thiếu hẳn sự thận trọng cần thiết cho một quan chức cấp cao. Không chỉ một lần anh rơi vào tình thế chênh vênh bờ vực, khi Andreotti vướng phải vụ scandal Giuffrè – một vụ sai phạm ngân hàng năm 1958.

Tuy nhiên, tháng 12/1959, Ban Thư ký Bộ trưởng bác bỏ hoàn toàn mọi lời buộc tội đối với Andreotti. Hai năm sau, Andreotti lại bị Ban Thư ký chính thức khiển trách do những sai phạm trong việc xây dựng cảng hàng không Fiumicino ở Rome.

Cũng trong giai đoạn này, Andreotti bắt đầu một mối liên kết chính trị không chính thức bên trong đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (DC) – đảng lớn nhất trong chính trường nước Ý. Được sự ủng hộ của phái cánh tả Thiên Chúa La Mã, mối liên kết này bắt đầu từ một chiến dịch báo chí nhằm kết tội Phó Bí thư quốc gia của đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo -Piero Piccioni – trong cái chết của người mẫu thời trang Wilma Montesi ở Torvaianica.

Thi thể của Wilma Montesi, khi đó mới 21 tuổi, được tìm thấy trên bãi cát ở bờ biển Ostia, gần Rome, trong chiếc áo choàng và quần lụa thêu những chú gấu teddy.

Cảnh sát tuyên bố Wilma chết do tai nạn và ngạt nước. Nhiều tháng sau, biên tập viên trẻ Silvano Muto đăng một bài báo nhạy cảm trên tờ tạp chí Attualita, trong đó khẳng định Wilma không hề đến Ostia mà tới khu nhà nghỉ xa hoa dành cho người đi săn gần Capocotto, tham dự một cuộc truy hoan được tổ chức bởi một tay quý tộc đứng đầu một đường dây ma túy.

Theo tờ Attualita, Wilma đã sử dụng quá nhiều thuốc phiện và bị vứt xuống ra bờ biển, mặc cho sóng vùi đến chết ngạt. Theo một điều luật từ thời phát xít vẫn còn lưu hành trong giai đoạn bấy giờ, Muto buộc phải ra tòa vì đã “lan truyền tin tức sai trái và giả mạo làm xáo trộn dư luận”.

Để tự bảo vệ, và để minh chứng cho sự xác thực của mình, Muto đã chấp nhận ra tòa, và công bố trước tòa tên tuổi của “quý ông” tổ chức bữa tiệc trác táng đó là Marchese Ugo Montagna di San Bartolomeo, một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội Rome lúc bấy giờ.

Khu nhà nghỉ xa hoa được điều hành bởi Câu lạc bộ Thánh Hubert, mà thành viên bao gồm toàn những người danh tiếng như bác sĩ riêng của Giáo hoàng, các thành viên Vaticant cao cấp, trong đó có Piero Piccioni, nghệ sĩ đàn piano chuyên chơi nhạc jazz, Phó Bí thư đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo, con trai của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Muto cũng cho biết có người đã trông thấy Wilma trên chiếc xe Alfa Romeo màu đen của Piccionni. Vụ scandal làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng và vị trí của Piccionni.

Tuy nhiên, như nhiều bê bối khác trong chính trường nước Ý, cuối cùng vụ việc vẫn bỏ ngỏ. Thủ phạm gây ra cái chết của cô gái trẻ Wilma không bao giờ được chỉ đích danh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Trái ổi

Truyện ngắn: Trái ổi

GD&TĐ - Tiếng thắng gấp cháy bánh của chiếc xe máy ở phía sau, ông Mạnh vội quay nhìn. Một đôi nam nữ ngồi trên xe SH màu trắng tinh, quay ngang.
Tranh minh họa vua Trần Dụ Tông đi chơi bị trộm mất ấn tín và gươm báu.

Chuyện những ông vua chạm mặt trộm, cướp

GD&TĐ - Trong lịch sử phong kiến nước Việt, một số vị vua từng gặp trộm, cướp vào ban đêm và được chính sử ghi chép, để lại những câu chuyện 'dở khóc, dở cười'.