Koalitsiya-SV có thể thay đổi hoàn toàn tiến trình chiến sự

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt hệ thống Koalitsiya-SV. Loại vũ khí này có những đặc điểm có thể thay đổi hoàn toàn tiến trình chiến sự.

Pháo tự hành Nga.
Pháo tự hành Nga.

Vấn đề trước mắt

Theo Sputnik, trước khi Koalitsiya-SV được sản xuất loạt, các nhà sản xuất phải giải quyết một số vấn đề quan trọng, trong đó, pháo binh Nga thua kém đáng kể so với vũ khí của NATO ở một số đặc điểm. Trước hết là về tầm bắn.

"Chúng tôi không có nhiều loại pháo có thể so sánh với lựu pháo 155 mm do phương Tây sản xuất. Ngoại trừ pháo tự hành Malka nếu bắn đạn phản ứng chủ động thì tầm bắn lên đến 47 km. Nhưng, các loại pháo tự hành khác có tầm bắn kém hơn", một sĩ quan của Quân đoàn 1 với bí danh Klim nói.

Pháo tự hành chủ lực Msta-S bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 29 km. Còn lựu pháo kéo M777 của Mỹ, pháo tự hành Krab của Ba Lan và Caesar của Pháp có tầm bắn lên tới 30-40 km. Với đạn có độ chính xác cao - lên tới 70 km.

Như các quân nhân lưu ý, đây là lý do tại sao quân đội Nga đôi khi không thực hiện những cuộc tấn công phản pháo. Hơn nữa, sau khi đạn chùm Mỹ xuất hiện ở mặt trận, tình hình càng trở nên phức tạp hơn.

Máy bay không người lái: tốt nhưng không đặt trọn niềm tin

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Nga không có gì để đối phó vũ khí phương Tây. Các máy bay không người lái, cả trinh sát và tấn công, đều đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến phản pháo. Đôi khi cả hai chức năng được kết hợp.

Mới đây, ông Yury Fedorenko, đại đội trưởng lữ đoàn cơ giới số 92 của Lực lượng vũ trang Ukraine, đã phàn nàn rằng, quân đội Nga đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến UAV.

"Những máy bay không người lái hoạt động ở chế độ chờ đến khi hết pin. Chúng chờ xe, khẩu pháo hoặc thứ gì khác của chúng tôi xuất hiện và tấn công", ông Yury Fedorenko giải thích.

Các loại đạn bay lảng vảng Lancet là một trong những loại UAV hiệu quả nhất của Nga. Lancet có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 50 km. Và các phiên bản mới có tầm bắn xa hơn - khoảng 70 km.

Tuy nhiên, các hệ thống không người lái có những nhược điểm – ví dụ, thiếu người vận hành có trình độ và dễ bị áp chế điện tử.

Sĩ quan Nga với bí danh Klim nói: "Pháo binh đáng tin cậy hơn nhiều về mặt này. Chúng tôi cần có những khẩu pháo có tầm bắn ít nhất 40 km để ngang hàng với quân đội Ukraine".

"Không có đối thủ trên thế giới"

Nga đặt kỳ vọng lớn vào pháo tự hành Koalitsiya-SV với tầm bắn hiệu quả 70-80 km.

Tốc độ bắn - hơn 10 phát/phút (theo một số nguồn, lên tới 16 phát/phút). Đây là kỷ lục đối với pháo tự hành.

Ông Bekhan Ozdoev, giám đốc công nghiệp của tổ hợp vũ khí thông thường, đạn dược và hóa chất đặc biệt của tập đoàn nhà nước Rostec, cho biết: "Trên thực tế, đây là một robot chiến đấu, điểm đặc biệt của loại pháo tự hành này là mức độ tự động hóa cao".

Kíp lái gồm ba người (chỉ huy, lái xe và xạ thủ) được bố trí trong một khoang bọc thép biệt lập và từ đó điều khiển phương tiện chiến đấu từ xa. Cơ số đạn mang theo 70 viên đạn, Koalitsiya-SV đặt trên khung gầm xe tăng T-90.

Theo ông Ozdoev, tập đoàn nhà nước Rostec đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với pháo tự hành Koalitsiya-SV, xác nhận các đặc tính kỹ thuật độc đáo của vũ khí này.

Pháo tự hành hai nòng lớn nhất thế giới

Lịch sử của pháo tự hành bắt nguồn từ thời kỳ chạy đua vũ trang, khi khối phương Tây và phương Đông cạnh tranh về tầm bắn và tốc độ bắn của các khẩu pháo.

Vào cuối những năm 1980, Liên Xô đã biên chế cho quân đội pháo tự hành Msta-S, loại pháo này đã có tính cạnh tranh khá cao vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, vào những năm 1990, NATO đã thông qua Bản ghi nhớ chung về đạn đạo với các tiêu chuẩn mới cho pháo 155 mm: tầm bắn 30 km đối với đạn phân mảnh có sức nổ cao và 40 km đối với đạn phản ứng chủ động.

Đáng lẽ, ngành công nghiệp quốc phòng Nga phải đáp trả điều đó, nhưng, do sự hỗn loạn kinh tế và chính trị vào những năm 1990, Nga đã bỏ lỡ lượt của mình. Sự phát triển được tiếp tục vào những năm 2000.

Pháo tự hành được đặt tên là Koalitsiya (Liên minh) vì có nòng kép được thiết kế để đảm bảo tốc độ bắn cao. Nhưng thiết kế này được coi là quá không đáng tin cậy. Ngoài ra, như các chuyên gia đã nói, những đặc điểm tương tự cũng có thể đạt được với một nòng.

Pháo tự hành mới lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại cuộc diễu hành niệm 70 năm Chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại vào năm 2015. Năm năm sau, một số mẫu đã được chuyển giao cho quân đội. Không có thông tin gì về việc sử dụng Koalitsiya-SV trong cuộc xung đột Ukraine.

Loại đạn được phát triển đặc biệt cho pháo tự hành mới

Đại diện Rostec không nêu rõ thời điểm pháo tự hành mới bắt đầu được sản xuất hàng loạt và với công suất bao nhiêu. Tuy nhiên có một chi tiết quan trọng.

Mặc dù pháo tự hành mới bắn đạn 152 mm tiêu chuẩn của Nga, các đạn pháo kiểu Liên Xô vốn được dự trữ và sản xuất trong nước với số lượng rất lớn không phù hợp cho Koalitsiya-SV.

Pháo Koalitsiya-SV có một loại đạn đặc biệt cho phép đạt được tầm bắn lớn như vậy. Bây giờ ngành công nghiệp quốc phòng cần phải nhanh chóng thiết lập việc sản xuất đạn pháo mới.

Tuy nhiên, sự thành công của đòn phản pháo không chỉ phụ thuộc vào các khẩu pháo. Thông tin tình báo chất lượng cao và thông tin liên lạc đáng tin cậy là rất quan trọng - chẳng hạn, Nga đang sử dụng các hệ thống radar hiện đại nhất.

Xin lưu ý rằng, việc đánh giá kết quả của các cuộc đấu pháo phần lớn mang tính chủ quan. Vì những lý do dễ hiểu, không bên nào công bố số liệu về tổn thất.

Hiệu quả của pháo binh có thể được đánh giá dựa trên tình hình chung ở mặt trận. Mà ở đó Ukraine vẫn chưa đạt được đột phá trên các mặt trận bất chấp những tuyên bố tự tin của Kiev trước đó.

Clip tăng T-80 Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Đoàn Thị Thảo hướng dẫn bài cho học sinh thông qua kí hiệu ngôn ngữ.

Mái ấm của trẻ khuyết tật

GD&TĐ - Một bộ phận phụ huynh chưa có cái nhìn đúng đắn về trẻ tự kỷ, dẫn đến bỏ lỡ rất nhiều thời gian vàng ở giai đoạn can thiệp sớm...
Minh họa/INT

Không trúng thầu bằng mọi giá

GD&TĐ - Cần có chế tài cụ thể với doanh nghiệp khi dự thầu, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh... hoặc phải trúng thầu bằng mọi giá.