Kịp thời cứu sống bé gái sốc sốt xuất huyết nặng cận kề cửa tử

GD&TĐ - Ngày 3/1, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho trường hợp bé gái 5 tuổ sốc sốt xuất huyết Dengue nặng nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Ảnh: TTXVN
Ảnh: TTXVN

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) thông tin, đơn vị tiếp nhận bé gái N.K.L. (5 tuổi, quê ở Kon Tum) trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi và màng bụng nặng được Bệnh viện Bình Tân chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ năm.

Ngay sau nhập viện, bệnh nhi được hồi sức sốc bằng dịch truyền, thuốc vận mạch, hỗ trợ đặt nội khí quản thở máy, chọc dò dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực ổ bụng nhằm tránh tổn thương nhiều cơ quan, đồng thời truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng.

Nhận định tình trạng bệnh nhân đang diễn tiến phức tạp, mức độ thất thoát huyết tương nhiều mặc dù đã truyền một lượng lớn dung dịch cao phân tử, nguy cơ dẫn đến sốc kéo dài, suy đa cơ quan và suy hô hấp, bác sỹ Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc cho biết các bác sỹ đã quyết định phối hợp dung dịch Albumin 5% để chống sốc.

Theo các bác sĩ, ca bệnh này đánh dấu sự phối hợp nhiều điểm sáng mới trong điều trị các ca sốc sốt huyết Dengue nguy kịch tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố như áp dụng hiệu quả bộ dẫn lưu màng bụng đếm giọt kiểm soát tốc độ dẫn lưu dịch ổ bụng. Đây cũng là lần đầu tiên các bác sỹ phối hợp dung dịch Albumin 5% và dung dịch cao phân tử với tỷ lệ phù hợp trong chống sốc sốt xuất huyết Dengue.

Hiện, sau gần 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định huyết động, chức năng các cơ quan được bảo tồn, bệnh nhi đã được cai máy thở, các chỉ số sức khỏe ổn định và dự kiến xuất viện trong thời gian tới.

Cảnh báo về các biến chứng của sốt xuất huyết, các bác sĩ cho biết, người dân không nên lơ là chủ quan mà phải chủ động phòng chống dịch, luôn theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi bị sốt.

Đặc biệt, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết như sốt cao trên hai ngày và có một trong các dấu hiệu sau: quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì; đau bụng, nôn ói nhiều; chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, trẻ nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.

Các bác sĩ cho biết những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết, sau khi bị muỗi đốt người bệnh thường có biểu hiện sốt cao 3-4 ngày đầu kèm đau mỏi khắp người thì BN lui sốt. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chính giai đoạn lui sốt này xuất hiện các biến chứng hạ tiểu cầu hoặc cô đặc máu và thiếu thể tích tuần hoàn gây tụt huyết áp, sốc…

Do đó, lời khuyên từ các bác sĩ là người dân không nên chủ quan và cần đặc biệt lưu ý giai đoạn nguy hiểm này (từ ngày thứ 4-7). Bằng cách đi khám và xét nghiệm máu hằng ngày, xác định nguy cơ hạ tiểu cầu và cô đặc máu.

Trường hợp nếu bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện đe dọa như li bì (ở trẻ nhỏ), mệt mỏi, buồn nôn hoặc 1 số trường hợp xuất hiện chảy máu cam, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài, nên đến BV ngay để kịp thời điều trị vì có thể diễn tiến nặng trong 1 vài giớ tới.

Theo chuyên gia y tế, biến chứng nguy hiểm sốt xuất huyết là sốc do giảm thể tích máu lưu hành hậu quả của quá trình bệnh lý của ốt xuất huyết là tăng tính thấm thành mạch thoát huyết tương ra khoảng gian bào; Thứ 2 là xuất huyết do giảm tiểu cầu đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, nguy cơ gây tử vong rất cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.